Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp 2020 hiện đã được ban hành và trong đó có nhiều thay đổi như lược bỏ, rút ngắn các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những sửa đổi, bổ sung các điều khoản tại các loại hình doanh nghiệp so với Luật Doanh nghiệp 2014. Trong các loại hình doanh nghiệp thì công ty TNHH là lựa chọn phổ biến nhất khi thành lập tại nước ta. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì đây là loại hình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí để phát triển ở quy mô vừa và nhỏ.

Vậy các doanh nghiệp cần chú ý những gì nếu có sự thay đổi về các quy định pháp luật đối với loại hình này. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn giúp bạn đọc nội dung trên.

  1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thứ nhất, xử lý phần vốn góp trong trường hợp đặc biệt

– Ngoài việc xử lý phần vốn góp khi thành viên công ty bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, còn bổ sung thêm trường hợp thành viên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi[1]. Theo đó, việc thực hiện xử lý phần vốn góp đó sẽ do người đại diện của thành viên đó thực hiện chứ không thông qua người giám hộ nữa.[2]

– Bổ sung thêm các trường hợp sau:[3]

+ Nếu thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Lúc này, thành viên đó phải ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.

+ Trường hợp nếu thành viên công ty là cá nhân mà bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định thì thành viên đó không được hành nghề hay làm công việc đã bị cấm tại công ty đó.

+ Nếu thành viên là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định mà thuộc phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty thì pháp nhân thương mại đó phải tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan.

Thứ hai, về Ban kiểm soát

Không còn quy định bắt buộc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

Việc thành lập Ban kiểm soát chỉ áp dụng đối với công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước.[4]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ ba, Biên bản họp HĐTV

Luật Doanh Nghiệp 2020 có bổ sung thêm quy định trong trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp.

Nếu trường hợp trên xảy ra thì biên bản họp của HĐTV vẫn sẽ có hiệu lực nếu được tất cả các thành viên khác của HĐTV tham gia dự họp ký. Tại biên bản họp phải ghi rõ việc chủ tọa và người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp đó. Ngoài ra, biên bản họp phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định tại Luật DN.[5]

  1. Công ty TNHH MTV

Có những thay đổi nổi bật trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu không còn bắt buộc cơ cấu phải có Kiểm soát viên. Do vậy, công ty TNHH MTV sẽ hoạt động theo hai mô hình như sau:[6]

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Lưu ý: Chỉ thành lập Ban kiểm soát trong trường hợp chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước.[7]

Bên cạnh đó, còn bổ sung thêm nội dung “Phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh. Đó là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”

Và nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.[8]

Thứ hai, công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu

Với loại hình này thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.[9]

Theo quy định hiện hành thì Chủ tịch công ty sẽ có thể kiêm nhiệm làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc có thể thuê người khác làm. Tuy nhiên, tại Luật DN 2020 đã thêm mới một quy định đó là “Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty”.[10] Có nghĩa là công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ là Chủ tịch công ty.

Lưu ý: Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những điểm mới về loại hình công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2020”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Những thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp từ năm 2021”

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp.

 

[1] Là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự và phải đượcTòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

[2] Điều 53.3 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 53.8, 9 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 54.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 60.3 Luật Doanh nghiệp 2020

[6] Điều 79.1 Luật Doanh nghiệp 2020

[7] Điều 79.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[8] Điều 79.3 Luật Doanh nghiệp 2020

[9] Điều 85.1 Luật Doanh nghiệp 2020

[10] Điều 85.2 Luật Doanh nghiệp 2020

Document
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*