Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Nhượng quyền thương mại không còn là định nghĩa mới đối với nước ta hiện nay. Đây là hình thức hoạt động thương mại, mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoà, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.[1] Hiện nay, không chỉ bên cạnh doanh nghiệp Việt Nam đang dần hứng thú tham gia vào hoạt động với nhau. Mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam từ khá lâu trước đó. Vậy để doanh nghiệp nước ngoài thực hiện việc nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì cần những thủ tục gì? Bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết của Luật Nghiệp Thành.

Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.[2]

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương bao gồm:[3]

– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu Mẫu MĐ1 – Phụ lục II)

– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu Mẫu Phụ Lục III)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền tại nước đó xác nhận*

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ**

Document

Lưu ý: * **Doanh nghiệp nước ngoài có thể nộp 1 trong ba loại: bản sao từ sổ gốc; bản sao có chứng thực; bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

– Nếu doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền thứ cấp thì phải có Giấy tờ chứng minh bên nhượng quyền ban đầu cho phép thực hiện hoạt động nhượng quyền

Trong trường hợp có giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng tại Việt Nam. Đặt biệt bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.[4]

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại[5]

Sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký cho Bộ Công thương, doanh nghiệp nước ngoài sẽ được nhận 01 bản giấy biên nhận. Tuy nhiên, việc đăng ký nhượng quyền vẫn chưa chắc nhận được sự chấp thuận từ phía cơ quan đăng ký:

– Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, thì trong 02 ngày doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhận được văn bản thông báo để tiến hành bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu có thắc mắc về những yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp nước ngoài có thể đề nghị Bộ Công thương giải thích.

– Hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày cơ quan đăng ký thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nước ngoài. Nếu được chấp thuận, thì cơ quan thực hiện việc đăng ký hoạt động nhượng quyền vào Sổ. Nếu bị từ chối, thì lý do sẽ được nêu trong thông báo.

Từ ngày 01/01/2017, các quy định về tiền lệ phí đăng ký nhượng quyền thương mại đã bị bãi bỏ. Chính vì thế, hiện nay lệ phí đăng ký nhượng quyền thương mại đang được không tính theo Luật Phí và Lệ phí vì không có tên trong Luật này.

Như vậy, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ thương nhân nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Và hiện nay, việc nhượng quyền thương mại kiểu này cũng dễ dàng, và nhanh chóng vì trước đó đã tồn tại rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Danh Trí

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 284 Luật Thương mại 2005

[2] Điều 17.1 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

[3] Mục II.2 Thông tư 09/2006/TT-BTM

[4] Mục II.4 Thông tư 09/2006/TT-BTM

[5] Mục II.5 Thông tư 09/2006/TT-BTM

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*