Thủ tục tự công bố sản phẩm rượu thủ công

Thủ tục tự công bố sản phẩm rượu thủ công

Thủ tục tự công bố sản phẩm rượu thủ công

Tự công bố sản phẩm rượu thủ công là việc cá nhân, tổ chức sản xuất tự công bố chất lượng sản phẩm đã qua quy trình chế biến và bao gói sẵn ra công chúng. Như vậy, thủ tục tự công bố sản phẩm rượu thủ công được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiều quy định của pháp luật về vấn đề này.

Tổ chức cá nhân sản xuất rượu thủ công cần thực hiện tự công bố sản phẩm của mình, trừ khi rượu thủ công là sản phẩm, nguyên liệu sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Bản tự công bố gồm[1]:

Bản tự công bố sản phẩm; (Tham khảo mẫu: Phụ Lục I – Mẫu số 01)

– Bản chính hoặc bản sao chứng thức của Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ. Phiếu kết quả được xem là hợp lệ khi được cấp bởi: Phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với ISO 170725. Theo đó phiếu kết quả bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

Hình thức công bố:[2]

Trên phương tiện thông tin đại chứng;

Document

– Trang thông tin điện tử của cá nhân, tổ chức;

– Niêm yết công khai tại trụ sở của tố chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin nói trên thì cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bản để gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công thương. Trường hợp cá nhân, tổ chức có 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất cùng 01 sản phẩm rượu thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất.

* Cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục này cần lưu ý 3 điều này:

– Các tài liệu trong hồ sơ phải thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Bên cạnh đó, tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố.

– Khi đã nộp hồ sơ ở Sở Công thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì lần công bố tiếp theo cũng phải nộp hồ sơ tại cơ quan trước đó. Bởi lẽ, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì thông tin về tổ chức, cá nhân, sản phẩm rượu sẽ được đăng tải trang thông tin điện tử của Sở Công thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và hồ sơ sẽ được cơ quan tiếp nhận lưu trữ.

– Sau khi tự công bố sản phẩm thì cá nhân, tổ chức được quyền sản xuất và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm rượu thủ công. Nếu sản phẩm có sự thay đổi về thông tin cơ bản (như tên, xuất xứ, thành phần,…) thì phải tiến hành tự công bố lại. Những thay đổi khác thì thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nội dung thay đổi và chỉ được tiếp tục sản xuất sau khi gửi thông báo.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục tư công bố sản phẩm rượu thủ công.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 5.1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

[2] Điêu 5.2 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 3.1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*