Thủ tục đăng ký khai tử

Thủ tục đăng ký khai tử

Thủ tục đăng ký khai tử

(Cập nhật, bổ sung ngày 24/03/2022)

Đăng ký khai tử là việc bạn thông báo cho Nhà nước về việc một cá nhân vừa chết để Nhà nước có cơ sở để cập nhật tình hình quản lý công dân. Các thông tin về cá nhân chết mà bạn phải nêu trong hồ sơ đăng ký bao  gồm: Họ tên đệm, tên, nơi sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài[1].

 

Thủ tục đăng ký khai tử

Việc đăng ký thủ tục khai tử là một thủ tục quan trọng mà bạn cần tuân thủ để bảo đảm quyền lợi cho người chết cũng như bản thân mình. Giấy trích lục đăng ký khai tử là một tài liệu quan trọng để bạn bắt đầu các thủ tục khai nhận di sản thừa kế cũng như giải quyết các chế độ, quyền lợi có liên quan của những người đã mất. Nếu không đăng ký khai tử cho người đã chết sẽ có không ít rắc rối phát sinh từ việc này. Ví dụ như trường hợp định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi một trong hai người chết nhưng không đăng ký khai tử, không được nhận khoản tiền mai táng phí,… Ngoài ra việc không đăng ký khai tử cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính của Nhà nước về hộ tịch.

Thủ tục đăng ký khai tử:

Vợ, chồng, con, cha, mẹ hoặc người thân thích có trách nhiệm đến UBND xã thực hiện đăng ký khai tử cho người chết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người đó chết đi, trừ trường hợp không có người thân thích[1]. Nếu người có trách nhiệm đăng ký khai tử cố ý không thực hiện trách nhiệm này nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng[2].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hồ sơ đăng ký khai tử bao gồm:

– Tờ khai đăng ký khai tử[3].

– Bản chính giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Người đứng đầu cơ sở y tế cấp Giấy báo tử; Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử[4].

Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi người chết cư trú cuối cùng hoặc nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết[5].

Khi nộp hồ sơ bạn cần xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân của bạn và người chết như CMND hoặc thẻ CCCD. Bạn cần lưu ý để mang theo.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, giấy tờ. Cán bộ phụ trách tại UBND sẽ ghi nội dung vào sổ hộ tịch. Bạn sẽ cùng cán bộ ký tên vào sổ hộ tịch. Sau đó UBND nơi bạn khai tử sẽ cấp trích lục nội dung khai tử cho bạn.

Phí hành chính việc đăng ký khai tử sẽ cho HĐND cấp tỉnh quyết định.

 

Trên đây là cách thức để đăng ký khai tử cho người đã chết.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

Chỉnh sửa, bổ sung ngày 24/03/2022

Người chỉnh sửa: Lê Tiến Thành

[1] Điều 33 Luật hộ tịch năm 2014

[2] Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

[3] Thông tư 04/2020/TT-BTP

[4] Điều 4.2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

[5] Điều 32 Luật hộ tịch năm 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*