Một số lưu ý khi thỏa thuận nhượng quyền thương mại

Một số lưu ý khi thỏa thuận nhượng quyền thương mại

Một số lưu ý khi thỏa thuận nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn. Khi thực hiện hoạt động này, nhằm đảm bảo tối đa hóa bí mật kinh doanh, cũng như yêu cầu về cách sử dụng tên, các khâu hoạt động kinh doanh của thương hiệu, một số thỏa thuận có thể vô tình gây nên sự cạnh tranh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Vậy những lưu ý nào cần chú ý khi thỏa thuận nhượng quyền thương mại? Bạn đọc tìm hiểu cùng Luật Nghiệp Thành nhé!

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Thứ nhất, thỏa thuận giá bán. Ấn định giá bán của sản phẩm là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật về cạnh tranh.[1] Tuy nhiên, nếu việc thỏa thuận ấn định giá bán gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp khác thì thỏa thuận này bị cấm.[2]

Trên thực tế, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhượng quyền với nhau, thỏa thuận giá bán là hợp lý (bởi lẽ bên nhượng cũng mong muốn bên nhận tiêu thụ nhiều sản phẩm, việc thỏa thuận giá bán nhằm mục tiêu thống nhất mức giá bán trên toàn đại lý, không gây sự cạnh tranh trong cùng 1 chuỗi cửa hàng), điều này chỉ bất hợp lý khi việc thỏa thuận trực tiếp, hay gián tiếp nhằm cản trở bên nhận nhượng quyền tham gia vào thị trường buôn bán.

Vì vậy, bạn cần lưu ý, khi thỏa thuận giá bán, để tránh vi phạm, bạn có thể quy định về thống nhất các mức giá về nguyên liệu làm sản phẩm, bao bì đóng gói[3],… từ đó thỏa thuận mức giá tối thiểu hoặc tối đa của sản phẩm, ví dụ:

– Bên nhận nhượng quyền không được bán giá cao hơn với mức bạn cho phép; hoặc ngược lại,

– Bên nhận nhượng quyền không được bán giá thấp hơn với mức bạn cho phép trong thỏa thuận.

– Hoặc bạn có thể ấn định giá bán sản phẩm cho tất cả hệ thống nhượng quyền để không gây ra sự cạnh tranh. Lúc này giá bán lại sản phẩm từ bên nhận nhượng quyền đến người sử dụng sẽ đồng bộ và thống nhất ở bất cứ đâu.

Thứ hai, thỏa thuận về vị trí kinh doanh. Đây là thỏa thuận về việc khoảng cách địa lý tối thiểu, khu vực kinh doanh cửa hàng được nhận nhượng quyền, việc yêu cầu vị trí địa lý góp phần thu hút người tiêu dùng, tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên đây có thể là hành vi bị cấm trong pháp luật cạnh tranh với lý do phân chia thị trường.[4] Nhưng nếu sự thỏa thuận nhận được sự đồng thuận cao từ phía nhận nhượng quyền, thỏa thuận vị trí kinh doanh vẫn được áp dụng.[5]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ ba, nhận nguồn nguyên liệu, bán sản phẩm kèm theo. Một trong những yêu cầu của bên nhượng quyền thường thấy là yêu cầu về nguồn cung cấp nguyên liệu để làm sản phẩm, cũng như bán các sản phẩm đi kèm. Đây được xem là một trong những quyền của bên nhượng quyền được pháp luật quy định nhằm mục đích có thể theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình.[6] Tuy nhiên, khi quy định các vấn đề này, cần lưu ý:

– Không yêu cầu bên nhận nhượng quyền chỉ được nhận nguồn nguyên liệu do mình cung cấp, điều này gây nên việc hạn chế thị trường tự do của bên nhận nhượng quyền.[7]

– Không yêu cầu bên nhận nhượng quyền chỉ được bán các sản phẩm đi kèm theo yêu cầu của mình. Điều này gây sự hạn chế cạnh tranh giữa các bên nhận nhượng quyền khác trong cùng hệ thống.[8] Vì không có sự khác biệt giữa các bên nhượng quyền với nhau.

Thứ tư, thỏa thuận về hạn chế quảng cáo. Quảng cáo là hình thức thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có thỏa thuận bắt buộc bên nhận nhượng quyền tuân theo quảng cáo của bên nhượng quyền (nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo, khuyến mại,…), hơn thế nữa, bên nhượng quyền còn đặt yêu cầu các bên nhận nhượng quyền không được quảng cáo, gây bất lợi trong việc thu hút khách hàng, điều này làm giảm độ cạnh tranh của các bên nhận nhượng quyền trong cùng một hệ thống và có thể được xem xét là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.[9]

Lưu ý: Việc ấn định giá trực tiếp cho sản phẩm có thể bị phạt từ 0,1% – 10% doanh thu của năm liền kề.[10]

Trong mối quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền luôn nắm ưu thế, tuy nhiên, điều này sẽ gây nên một số chủ quan về việc áp đặt quyền và nghĩa vụ cho bên nhận nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Vì vậy, bạn đọc cần lưu ý các yếu tố đã được trình bày ở phần phía trên khi quyết định ký kết hợp đồng nhé!

Bạn đọc tham khảo Hoạt động nhượng quyền thương mại chưa đủ điều kiện

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Một số lưu ý khi thỏa thuận nhượng quyền thương mại”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 11(1) Luật Cạnh tranh

[2] Điều 12(1) Luật Cạnh tranh

[3] Điều 14(1)(d) Luật Cạnh tranh

[4] Điều 12(1) Luật Cạnh tranh

[5] Điều 289(3) Luật Thương mại 2005

[6] Điều 289(3) Luật Thương mại 2005

[7] Điều 11(3) Luật Cạnh tranh

[8] Điều 11(10) Luật Cạnh tranh

[9] Điều 11(8) Luật Cạnh tranh

[10] Điều 6(1) Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*