Thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Rượu là một mặt hàng mà được sử quản lý chặt chẽ từ Nhà nước, việc kinh doanh rượu cũng được xem là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, cũng phát sinh nhiều quy định liên quan về điều kiện và việc cấp phép từ việc sản xuất, bán buôn, bán lẻ, phân phối của các thương nhân. Hiện nay bán rượu tiêu dùng tại chỗ cũng đã được lược bỏ giấy phép không như các loại hình kinh doanh rượu khác mà thay vào đó thương nhân chỉ cần thông báo với cơ quan quản lý. Vậy thủ tục đăng ký cần thực hiện như thế nào? Còn các điều kiện nào khác cần tuân thủ hay không?
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là gì?
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm kinh doanh của thương nhân bán rượu tiêu dùng. Thương nhân bán rượu tiêu dùng ngoài bán rượu cho người mua để tiêu dùng thì còn được quyền mua rượu từ các thương nhân sản xuất rượu trong nước, phân phối, bán buôn và bán lẻ rượu.[1]
Đầu tiên, vì kinh doanh rượu bia nên cần tuân thủ quy định Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.
Theo quy định, thì các cơ sở kinh doanh rượu bia không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trả, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Có thể hiểu, các cơ sở kinh doanh rượu bia mở mới kể từ ngày 14/06/2019, cần phải tuân thủ về khoảng cách 100 m đối với các địa điểm trên.[2]
Sau khi xác định cơ sở kinh doanh kinh rượu bia không nằm trong các phạm vi bán kính 100m trên thì thực hiện đăng ký kinh doanh để tránh sau khi thành lập mà việc bán rượu không được phép thực hiện.[3]
Tùy vào quy mô, số lượng lao động, mục tiêu và hướng hoạt động thì thương nhân có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Và cần đăng ký ngành nghề kinh doanh có liên quan đến rượu bia và hoạt động trong lĩnh vực mình đã đăng ký. Đây cũng là một trong những điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ cần tuân thủ.
Ngoài ra, cần tuân thủ điều kiện về nguồn rượu cung cấp phải từ các thương nhân có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn và bán lẻ rượu.[4]
Thông báo bán rượu tiêu dùng[5]
Từ ngày 22/03/2020, thương nhân bán rượu tiêu dùng không còn phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép, với cả trường hợp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên thì chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mà cụ thể là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi đặt trụ sở.
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ – Mẫu số 13 [6]
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trường hợp ủy quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Ngoài việc thông báo, thương nhân bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ cần phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 16.2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, Điều 18.5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP
[2] Điều 32.7 Luật Phòng chống tác hại rượu bia 2019
[3] Điều 14.1 Nghị định 105/2017/NĐ-CP
[4] Điều 14.3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP
[5] Điều 16.1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP
[6] Phụ lục Nghị định 17/2020/NĐ-CP