Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Thị trường kinh tế trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của công ty mình với những tổ chức, doanh nghiệp khác là một điều rất quan trọng. Vì thế, nhãn hiệu không chỉ là dấu hiệu để người khác phân biệt những loại hàng hóa, dịch vụ mà còn là tài sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu ở Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu cá nhân, tổ chức muốn chuyển nhượng “tài sản trí tuệ” của mình thì cần phải thực hiện như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Chuyển nhượng nhãn hiệu[1] là việc chủ sở hữu chuyển nhượng quyền của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu là sự thỏa thuận giữa hai bên, tuy nhiên thủ tục hành chính về việc chuyển nhượng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Anh A thiết kế và đăng ký đối với nhãn hiệu quần áo may mặc của mình. Sau đó, anh A đã thỏa thuận chuyển nhượng cho Công ty B quyền sở hữu. Theo đó, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Anh A và Công ty B tiến hành thỏa thuận về điều khoản, soạn thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Khi 2 bên tiến hành chuyển nhượng cần lưu ý việc thay đổi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ không gây nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ đang mang nhãn hiệu.

Bước 2: Anh A gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng thông qua phương thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm những tài liệu, văn bản sau[2]:

– 02 bản chính tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu: Phụ lục D – Mẫu số 01-HĐCN)

– 01 bản chính Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực). Nếu hợp đồng không dùng tiếng Việt, thì đính kèm thêm một bản dịch bằng tiếng Việt; Nếu hợp đồng có nhiều trang thì các bên xác nhận bằng chữ ký ở từng trang hoặc đóng dấu giáp lai[3];

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ);

– Nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung, thì phải có văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu. Nếu không đồng ý thì trình văn bản giải trình lý do không đồng ý của một hoặc các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Bản chính giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);

– Nếu chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể[4], nhãn hiệu chứng nhận[5], thì phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển nhượng và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng.

Document

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận và giải quyết theo hai trường hợp:

Không xảy ra thiếu sót[6]

Đã xảy ra thiếu sót[7]

Những điểm thiếu sót[8]

– Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng;

– Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ công ty B. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho bên nhận và xác định giới hạn trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng;
– Ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

– Ra thông báo dự định từ chối đăng ký, ấn định thời hạn 2 tháng để sửa chữa, bổ sung hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối trên;

– Ra Quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu không sửa chữa; hoặc đã sửa nhưng không đạt yêu cầu; hoặc không có ý kiến phản đối; hoặc có ý kiến nhưng không xác đáng.

 

– Tờ khai không hợp lệ;

– Thiếu một trong các tài liệu được yêu cầu;

– Giấy ủy quyền không hợp lệ;

– Bản sao hợp đồng không được chứng thực;

– Thông tin trong hợp đồng không phù hợp với văn bằng bảo hộ; hoặc giấy ủy quyền;

– Hợp đồng không đủ chữ ký, con dấu của cả 2 bên;

– Anh A không phải chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc nhãn hiệu đã hết thời hạn bảo hộ; hoặc đang tranh chấp;

– Hợp đồng thiếu nội dung căn bản; hoặc có nội dung không phù hợp về điều kiện hạn chế do luật quy định; hoặc có điều khoản hạn chế bất hợp lý;

– Có căn cứ việc chuyển nhượng đang xâm phạm quyền của bên thứ ba.

 

Như vậy, anh A là người chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho Công ty B (người nhận chuyển nhượng). Hồ sơ sẽ được giải quyết trong thời hạn là 02 tháng, trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, không có thiếu sót hay sai phạm thì Quyết định ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu được ban hành. Ngược lại, thời gian sẽ bị kéo dài hơn nếu hồ sơ xảy ra thiếu sót, và Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối để các bên bổ sung. Nếu không hoàn thiện lại hồ sơ thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

[2] Điều 1.9 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Điều 1.39.(a) Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

[3] Dấu giáp lai là phần con dấu được đóng vào lề phải của tài liệu nhằm xác thực thông tin chính xác của văn bản và ngăn chặn việc thay đổi nội dung, thông tin, tài liệu sai lệch.

[4] Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

[5] Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

[6] Điều 1.40.(a) Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

[7] Điều 1.40.(b) Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

[8] Điều 48.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*