Xử phạt vi phạm về quảng cáo thuốc trên các phương tiện điện tử

Xử phạt vi phạm về quảng cáo thuốc trên các phương tiện điện tử

Xử phạt vi phạm về quảng cáo thuốc trên các phương tiện điện tử

Hiện nay, việc quảng cáo thuốc trên phương tiện điện tử ngày càng phổ biến đặc biệt là gần đây, trên Youtube, Facebook…xuất hiện tràn lan những quảng cáo thuốc đông y gia truyền. Theo đó, tình trạng vi phạm quy định về quảng cáo thuốc trên phương tiện điện tử không ngừng tăng lên như là quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo thuốc chưa qua thẩm định, không có nguồn gốc xuất xứ,.. gây khó chịu cho người xem và hậu quả là rất nhiều người dân đã tin mua về sử dụng, không những không khỏi bệnh mà còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Để giải quyết tình trạng này thì Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về việc xử phạt[1] vi phạm về quảng cáo thuốc.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung trên.

Hành vi quảng cáo thuốc gia truyền trên Youtube, Facebook vi phạm những quy định gì về quảng cáo thuốc trên phương tiện điện tử?

1.Về nội dung quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử

– Đầu tiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng thì việc quảng cáo thuốc phải thực hiện theo đúng nội dung quảng cáo được Bộ Y tế xác nhận[2] như là phải phù hợp với các mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng, chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia.

– Thứ hai, nội dung quảng cáo thuốc trên các trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử có âm thanh phải đọc to rõ các thông tin bắt buộc[3]: Tên thuốc; chỉ định; cách dùng; liều dùng; thành phần dược chất, dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng; chống chỉ định; những khuyến cáo, lưu ý khi sử dụng thuốc; tên địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc, lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”…. Đây là các thông tin bắt buộc phải có khi quảng cáo thuốc để giúp cho người dùng nắm rõ các thông tin, tăng độ tin tưởng về loại thuốc đang sử dụng, tránh dùng thuốc không có nguồn gốc xác thực.

– Hơn nữa, trong các quảng cáo thuốc yêu cầu không được có các nội dung[4] như là các câu từ làm quá công dụng của thuốc; nội dung quảng cáo có các cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự;…

Như vậy có thể thấy, chỉ riêng yêu cầu về nội dung thì các quảng cáo thuốc gia truyền trên Youtube, Facebook… đã không được đảm bảo. Bởi vì chỉ xem qua một video quảng cáo thuốc gia truyền như là “ Nhà tôi 3 đời gia truyền chữa bách bệnh…” thì không thể kiểm chứng được những loại thuốc này có được Bộ Y tế xác nhận để quảng cáo hay chưa, còn nguồn gốc thuốc gia truyền từ đâu, gồm những loại dược chất gì thì cũng không nhắc đến.

Thứ ba, các video này đã vi phạm quy định về nội dung quảng cáo thuốc vì đã để lại số điện thoại tư vấn và luôn có nội dung “cam kết chữa khỏi 100%; khỏi dứt điểm; không bao giờ tái lại,…”. Những cụm từ này làm người dân hiểu nhầm rằng thuốc có thể chữa khỏi ngay nhưng thực chất khi như các bệnh về xương khớp đều phải trải qua quá trình điều trị lâu dài, mỗi người bệnh có phương pháp điều trị riêng nên quảng cáo chữa khỏi ngay là sai sự thật.

Các video quảng cáo thuốc xuất hiện xuất hiện với tần suất dày hơn trong một video bình thường và làm cho người xem nếu muốn tiếp tục xem video thì phải để quảng cáo chạy hết trong một khoảng thời gian mới bỏ qua được. Điều này có thể vi phạm các quy định quảng cáo trên phương tiện điện tử đó là để phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.[5]

Bên cạnh đó có thể dễ dàng nhận thấy trong những đoạn video đó thường quảng cáo sai sự thật khi sao chép những đoạn video của các chương trình phóng sự trên truyền hình, hoặc giả mạo bằng các logo truyền hình (DDTV, VCTC, SHTV,..) cắt ghép những hình ảnh chưa được xác thực… nhưng vẫn được xuất hiện trên Youtube, Facebook…. Đó là vì càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi vượt qua quy trình kiểm duyệt quảng cáo của Google Ads. Ở mục “Chăm sóc sức khỏe và thuốc”, trong danh sách các chất không được chấp thuận quảng cáo của Google không hề có thuốc Đông y, do đó các tổ chức/cá nhân có thể lách luật bằng việc kê khai nội dung quảng cáo là sản phẩm Đông y làm cho thuật toán của Google khó nhận định. Và từ đó, vô vàn sản phẩm thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngang nhiên được quảng bá. Như vậy, cần thắt chặt quy trình kiểm duyệt quảng cáo từ Google Ads để tránh những quảng cáo thuốc Đông y sai sự thật trên.

2.Quy định xử phạt vi phạm quảng cáo thuốc

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo thuốc sẽ bị phạt tiền và có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo từng hành vi cụ thể sẽ có các mức phạt khác nhau.

– Đối với vi phạm khi quảng cáo trên phương tiện điện tử như trên bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng và buộc tháo gỡ quảng cáo.

– Đối với hành vi bị cấm khi quảng cáo thuốc bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng:[6]

+ Quảng cáo thuốc kê đơn.

+ Quảng cáo thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

+ Quảng cáo thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành.

Dù là thuốc Đông y cũng phải được sự thăm khám của thầy thuốc và tuân theo hướng dẫn điều trị phù hợp, chỉ sử dụng theo đơn thuốc được kê và việc tự ý sử dụng có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn như là ngộ độc, suy gan, suy thận,.. nên việc quảng bá các loại thuốc này phải bị cấm.

– Đối với hành vi quảng cáo thuốc mà không được Bộ Y tế xác nhận nội dung quảng cáo trước khi thực hiện[7]:

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo.

+ Xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng nếu như vi phạm trên 2 lần trong 6 tháng.

Đối với các vi phạm khác về nội dung quảng cáo thuốc[8] tại mục 1 sẽ bị phạt tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như là buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo tùy theo từng hành vi.

Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì phạt gấp 2 lần.[9]

– Đối với việc quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị truy cứu tội quảng cáo gian dối[10]:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu đã bị xử phạt hành chính/bị kết án chưa xóa án tích mà vẫn vi phạm.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trước những cách thức quảng cáo lừa đảo vì lợi nhuận như hiện nay, người dân cần phải nâng cao cảnh giác, hiểu biết về việc sử dụng thuốc đúng cách để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Xử phạt vi phạm về quảng cáo thuốc trên các phương tiện điện tử”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[2] Điều 125.1 Nghị định 54/2017/ NĐ-CP

[3] Điều 125.4 Nghị định 54/2017/ NĐ-CP

[4] Điều 126 Nghị định 54/2017/ NĐ-CP

[5] Điều 38.2.c Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[6] Điều 33.1.d Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[7] Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[8] Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[9] Điều 5.3 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

[10] Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*