Thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng

Thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng

Trong thời gian qua với sự phát triển sôi nổi của nền kinh tế, các giao dịch liên quan đến đất đai không còn bó hẹp bằng một vài hình thức giao dịch nhỏ lẻ như trước đây, mà thay vào đó là sự đa dạng của các phương thức giao dịch quyền sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau, nhiều loại quyền sử dung đất tham gia vào quan hệ giao dịch với tư cách đối tượng thế chấp.

Điển hình là khi lâm vào cảnh nợ nần có nhu cầu vay vốn, các cá nhân tổ chức thường thế chấp quyền sử dụng đất để vay Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu chi trả nợ, phục vụ cho đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh.

  1. Điều kiện vay vốn:[1]
  • Đối với cá nhân vay vốn điều kiện tiên quyết là phải có NLHVDS đầy đủ (đủ 18 tuổi). Còn nếu dưới 18 tuổi muốn vay vốn thì phải thỏa điều kiện là đủ 15 tuổi và không bị mất hoặc hạn chế năng lực HVDS;
  • Ngoài ra, mục đích vay vốn phải hợp pháp;
  • Có phương án sử dụng vốn khả thi;
  • Có khả năng tài chính để trả nợ;
  • Không có nợ xấu ở Ngân hàng tại thời điểm vay;
  • Đáp ứng các điều kiện quyền sử dụng đất được thế chấp (có GCNQSDĐ, đất không có tranh chấp, kê biên đảm bảo thi hành án và trong thời gian sử dụng đất).
  1. Trình tự thủ tục vay vốn tại Ngân hàng:

Bước 1: Cung cấp hồ sơ theo quy định của Ngân hàng

– Hồ sơ bao gồm:[2]

  • Hồ sơ đề nghị vay vốn: Giấy đăng ký vay vốn, Thỏa thuận vay vốn theo mẫu của từng Ngân hàng; Các giấy tờ chứng minh nhân thân, sổ hộ khẩu hoặc KT3, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu;
  • Hồ sơ liên quan bảo đảm tiền vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Chẳng hạn như giấy tờ chứng minh thu nhập hằng tháng, khả năng trả nợ;
  • Các giấy tờ khác khi Ngân hàng yêu cầu;

Bước 2: Ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ, quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho vay:[3]

– Khi nhận được hồ sơ nhân viên Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu, nhân viên Ngân hàng sẽ trình lên cấp trên để thẩm định và ra quyết định cho vay hay không.

– Ở bước thẩm định ngân hàng sẽ cử nhân viên đi thẩm định đất thế chấp rồi định giá và ra biên bản định giá.

– Song với đó, ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các kênh khác để kiểm tra người cho vay có nợ xấu và các vấn đề pháp lý khác hay không rồi mới quyết định cho vay.[4]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Trường hợp quyết định cho vay, Ngân hàng sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng thế chấp; Hợp đồng cho vay và tiến hành ra phòng công chứng.

– Trường hợp quyết định không cho vay, Ngân hàng sẽ thông báo lý do khi khách hàng có nhu cầu.

Bước 3: Thực hiện thủ tục công chứng

– Nhân viên Ngân hàng sẽ cùng bên thế chấp ra Phòng công chứng/VPCC nơi có đất để tiến hành công chứng và ký trước mặc công chứng viên Hợp đồng thế chấp.

– Khi đến Phòng công chứng, cần chuẩn bị các giấy tờliên quan đến quyền sử dụng đất và giấy tờ tùy thân để công chứng đối chiếu: CMND, Hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn trường hợp có gia đình.

Bước 4: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai

Sau khi công chứng xong thường thì bộ phận tác nghiệp Ngân hàng sẽ tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.

– Hồ sơ bao gồm:[5]

  • 01 Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính);
  • 01 Hợp đồng thế chấp, có công chứng, chứng thực trường hợp pháp luật quy định (01 bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu);
  • Giấy chứng nhận QSDĐ (bản chính);
  • Giấy ủy quyền (nếu có);
  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thế chấp để vay vốn, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì cần thêm Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có chữ ký và đóng dấu (01 bản chính và 01 bản sao chứng thực) để được miễn nộp phí thủ tục.

Bước 5: Ngân hàng niêm phong tài sản và bên thế chấp nhận tiền

Để nhận được tiền thì Ngân hàng sẽ  tiến hành niêm phong và giữ những giấy tờ bản gốc của bên thế chấp như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất khác nếu Ngân hàng có yêu cầu: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về vay vốn tại Ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1]  Điều 7 Thông tư 39/2016-TT-NHNN quy định Vay vốn tại ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất

[2]  Điều 29.1 điểm a đến d Thông tư 39/2016-TT-NHNN quy định Vay vốn tại ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất.

[3]  Điều 22.2 .b Thông tư 39/2016-TT-NHNN quy định Vay vốn tại ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất.

[4]  Điều 17 Thông tư 39/2016-TT-NHNN quy định Vay vốn tại ngân hàng bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất.

[5] Điều 39 Nghị định 102/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cá Nhân

Comments

  1. quang vinh
    quang vinh 18 Tháng Ba, 2019, 16:09

    GCN QSD Đất thế chấp vay có xin làm dự án trên đất đó không? có bị hạn chế quyền?

    Reply this comment
    • admin
      admin Author 22 Tháng Ba, 2019, 14:35

      Chào bạn, dựa trên câu hỏi của bạn Luật Nghiệp Thành xin được trả lời như sau:
      Khi QSDĐ đang là đối tượng của giao dịch thế chấp, thì chủ sở hữu của QSDĐ đó, cũng bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản thế chấp. Vì khi còn trong thời hạn thế chấp, chủ sở hữu phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình quy định tại Điều 320 BLDS 2015. Mặc dù theo quy định tại Điều 321.1, 321.2 BLDS 2015, bên thế chấp có quyền:
      + Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
      + Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
      Tuy nhiên, khi QSDĐ đã bị thế chấp trước, thì giấy CNQSDĐ của chủ sở hữu cũng bị ngân hàng giữ, mà GCNQDĐ là 1 trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin làm dự án. Cho nên, chủ sở hữu có thể xin làm dự án trước và thế chấp QSDĐ sau, nếu có nhu cầu thế chấp dự án.

      Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*