Tăng vốn công ty cổ phần

Tăng vốn công ty cổ phần

Tăng vốn công ty cổ phần

Doanh nghiệp Việt Nam tồn tại dưới nhiều loại hình pháp lý, trong đó mô hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phần lớn để hội nhập thương trường quốc tế. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần là mô hình công ty đối vốn, cổ đông thực hiện quyền biểu quyết thông qua phần trăm số cổ phần chiếm giữ. Vậy làm thế nào để tăng vốn của công ty cổ phần thông qua cổ phần, cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bạn nhé!

Hiện nay có bốn cách để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần (sau đây gọi là CTCP) thông qua cách phát hành thêm số lượng cổ phần của công ty và chào bán cho các đối tượng khác nhau. Các đối tượng này được pháp luật quy định bao gồm[1]:

Cách 1: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu trong công ty[2]

Theo đó, số lượng cổ phần tăng lên (tương ứng số vốn tăng lên) được bán cho các cổ đông hiện hữu trong công ty. Điều này giúp công ty tăng vốn hiện có của công ty lên nhưng đồng thời cũng không kết nạp thêm cổ đông mới. Và điều cần lưu ý khi chào bán cổ phần là số lượng cổ phần mới được cổ đông mua phải đồng tỷ lệ với số lượng cổ phần mà cổ đông đó đang sở hữu.[3] Tuy nhiên, cổ đông hiện hữu có quyền chuyển quyền ưu tiên mua của mình cho người khác.[4]

Mặt khác, không phải CTCP nào cũng là công ty đại chúng, bởi lẽ tính phức tạp và nguồn vốn để trở thành công ty đại chúng không phổ biến đối với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Do đó, phạm vi bài viết chỉ đề cập đến loại hình CTCP không phải là công ty đại chúng. Cách thức đề chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty đơn giản hơn nhiều so với công ty đại chúng, cụ thể[5]: Công ty cần phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông hiện hữu ít nhất là 15 ngày trước khi phiên chào bán kết thúc. Địa chỉ gửi thông báo là địa chỉ liên lạc được ghi trong sổ đăng ký cổ đông.[6]

Cách 2: Chào bán cổ phần riêng lẻ

Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc tăng thêm số lượng cổ phần của công ty và chào bán trong các điều kiện sau[7]: i) Không chào bán thông qua phương tiện đại chúng; ii) Chỉ được phép chào bán không vượt quá 100 nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp).

Đây được xem là quy định nổi bật của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, theo đó, việc phát hành cổ phần riêng lẻ là động lực để các doanh nghiệp tiến đến hoạt động mua bán, sáp nhập công ty (hay còn được gọi là M&A). Cụ thể, người ngoài (không phải là cổ đông công ty) có thể thông qua mua cổ phần riêng lẻ mà không cần thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như trước đây, điều này dẫn đến người đó không cần nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập chuyển nhượng chứng khoán[8], góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư rót dòng tiền, tăng vốn điều lệ của công ty.[9]

Một số lưu ý khi thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP không phải là công ty đại chúng: i) Công ty đưa ra quyết định phương án chào bán cổ phần (số lượng, mệnh giá cổ phần, điều kiện chuyển nhượng, thời hạn thanh toán,…); ii) Chỉ khi các cổ đông hiện hữu không mua cổ phần, Đại hội đồng cổ đông sẽ chấp thuận quyết định người ngoài sẽ được mua với với điều kiện không được thuận lợi hơn so với cổ đông của công ty; iii) Trong vòng 10 ngày phải đăng ký tăng vốn điều lệ với Cơ quan đăng ký kinh doanh.[10]

Cách 3: Chào bán cổ phần ra công chúng

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Chào bán cổ phần ra công chúng là là việc phát hành thêm cổ phần để huy động vốn của CTCP thông qua các phương tiện đại chúng, chào bán với số lượng ít nhất trên 100 nhà dầu tư (không phân biệt nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không xác định).[11] Hiện nay có hai hình thức chào bán được biết đến rộng rãi là chào bán lần đầu và chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần.[12]

Là một hoạt động quy mô huy động vốn lớn, tính chất rộng rãi, vì vậy điều kiện và quy trình thực hiện hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng phức tạp và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Theo đó, đối với công ty lần đầu phát hành cổ phần ra công chúng có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên và hoạt động trong vòng 2 năm liên tục gần nhất phải có lãi, đối với công ty phát hành mua thêm cổ phiếu hoặc mua quyền cổ phần thì là 5 năm liên tục. [13]

Cách 4: Thanh toán cổ tức bằng cổ phần

Đóng góp và sở hữu cổ phần là hoạt động đầu tư thu lợi từ hoạt động kinh doanh của CTCP. Các cổ đông sẽ được chi trả các khoản lợi nhuận ròng của công ty tương ứng với mỗi cổ phần mình sở hữu, hay còn được gọi là cổ tức. Hiện nay, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản có giá trị tương đương hoặc cổ phần mới.[14]

Việc thanh toán cổ tức cần đáp ứng các điều kiện về thuế, các báo cáo tài chính về quỹ công ty, các khoản nợ,…[15] Việc trả cổ tức bằng cổ phần giúp công ty tăng số lượng cổ phần, từ đó tăng vốn điều lệ mà không cần thông qua hoạt động chào bán cổ phần nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động tăng vốn điều lệ công ty thông qua chính cổ đông hiện hữu.

Bạn đọc tham khảo Mức xử phạt hành vi bán chui cổ phiếu

Bạn đọc tham khảo Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tăng vốn công ty cổ phần”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 124.1 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 124.2(c) Luật Doanh nghiệp 2020

[5] Điều 124.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[6] Điều 124.2(a) Luật Doanh nghiệp 2020

[7] Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020

[8] Điều 3.3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012

[9] https://baodautu.vn/phat-hanh-co-phan-rieng-le-doi-ben-cung-co-loi-d134329.html

[10] Điều 123.4 Luật Doanh nghiệp 2020

[11] Điều 4.19 Luật Chứng khoán 2019

[12] Điều 14 Luật Chứng khoán 2019

[13] Điều 15 Luật Chứng khoán 2019

[14] Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020

[15] Điều 135.2 Luật Doanh nghiệp 2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*