Tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do mang thai?
Người lao động là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật lao động, trong đó, phụ nữ mang thai và những người khuyết tật là một trong những đối tượng được pháp luật tạo nhiều điểm ưu thế hơn trong lao động. Bộ Luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) mang nhiều điểm ưu thế đối với lao động nữ mang thai.
Cùng Luật Nghiệp Thành bàn về vấn đề tạm hoãn hợp đồng lao động trong trường hợp phụ nữ mang thai nhé!
1.Tạm hoãn hợp đồng là gì?
Tạm hoãn hợp đồng là việc bạn không đi làm, không được hưởng lương trong thời gian nghỉ làm, nhưng bạn vẫn là nhân viên của công ty đó.
Xem thêm về Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng tại đây.
Trong đó, mang thai là trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng.[1]
2.Vậy có phải, bất cứ khi nào mang thai, thì công ty cũng có quyền thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động với bạn hay không?
Đối với trường hợp mang thai thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cần đáp ứng được hai điều kiện sau.
Thứ nhất, điều kiện cần, bạn đang mang thai.
Thứ hai, điều kiện đủ, có bằng chứng (giấy xác nhận của bệnh viện có thẩm quyền hoặc cơ sở có thẩm quyền) xác nhận rằng nếu bạn tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi[2].
Như vậy, bạn mang thai và công ty muốn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với bạn vì lý do mang thai chỉ khi và khi trường hợp bạn mang thai có giấy xác nhận của bệnh viện có thẩm quyền rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu tiếp tục công việc đang làm.
Do đó, nếu công ty không muốn bạn đi làm trong thời gian mang thai (có thể vì lý do cho rằng phụ nữ mang thai không tăng hiệu suất, không năng suất,…) thì công ty phải chứng minh được rằng công việc bạn đang làm sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi trên cơ sở có giấy xác nhận của bệnh viện có thẩm quyền. Hoặc nếu bạn có được chỉ định của bác sỹ về việc đi làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì bạn cũng có thể thực hiện tạm hoãn thực hiện hợp đồng với công ty trong thời gian mang thai.
2.Điểm lưu ý về quy định mang thai
Trường hợp mang thai và công việc đang làm có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi theo chỉ định của bác sỹ là trường hợp:
- Bạn có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty.
- Bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.[3]
Trên đây là nội dung tư vấn về “Tạm hoãn thực hiện hợp đồng vì lý do mang thai”.
Xem thêm về Một số điểm mới về hợp đồng lao động 2021
Xem thêm về Thủ tục giải quyết chế độ thai sản khi sinh con
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điểm d, Khoản 1, Điều 30 Bộ Luật lao động 2019
[2] Khoản 1, Điều 138 Bộ Luật lao động 2019
[3] Điều 138, Bộ luật lao động 2019