Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ban hành tại Quy chế có phải đăng ký?

Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ban hành tại Quy chế có phải đăng ký?

Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ban hành tại Quy chế có phải đăng ký?

Khi UBND cấp tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu, cơ sở kinh doanh muốn sử dụng nhãn hiệu có bắt buộc đăng ký? Cơ sở kinh doanh buôn bán sản phẩm mang nhãn hiệu đã được chứng nhận có cần phải đăng ký? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thông qua bài viết sau.

1. Tại sao nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến địa danh lại được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đăng ký và quản lý việc sử dụng?

Bởi lẽ, nhãn hiệu chứng nhận nhằm chứng nhận về đặc tính xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ an toàn,…. Không những vậy, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến địa danh thường được sản xuất, gia công tại địa danh đó. Vì thế, sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký bảo hộ, quản lý việc sử dụng và đảm bảo nguồn chất lượng nhất định nhằm để lại ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng về đặc sản địa phương cũng như hình ảnh của địa phương đó.

2. Cơ sở kinh doanh có bắt buộc đăng ký khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận?

Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu là tài liệu quan trọng và bắt buộc khi đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ. Quy chế quản lý bao gồm các nội dung về thông tin chủ sở hữu, nhãn hiệu chứng nhận, hàng hóa mang nhãn hiệu; Điều kiện sử dụng và chấm dứt quyền sử dụng; xử lý vi phạm và cơ chế giải quyết tranh chấp;….[1] Để trả lời cho câu hỏi trên thì Luật Nghiệp Thành sẽ đưa ra hai tình huống để làm rõ.

Tình huống 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”. Cơ sở D sản xuất dâu tây tại Đà Lạt muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mà Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt đã đăng ký bảo hộ trên sản phẩm của mình. Hỏi cơ sở này có phải đăng ký không?

Document

Đối với tình huống này, ta có thể thấy nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và là cơ quan quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân khác. Nếu cơ sở D muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” lên sản phẩm dâu tây do cơ sở mình sản xuất nhằm chứng nhận về đặc tính xuất xứ, cách thức sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và độ an toàn thì cơ sở D phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng với Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Tuy nhiên cơ sở D phải sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của cơ sở, không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.[2]

Nguồn ảnh:  Trang web của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công Nghệ

Tình huống 2: Uỷ ban nhân tỉnh Lai Châu ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tẻ Râu Phong Thổ” nêu rõ nhãn hiệu chứng nhận trên sẽ do Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ là chủ sở hữu, đã được đăng ký xác lập Quyền sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nay tại huyện Phong Thổ có cơ sở sản xuất gạo tẻ râu FD và không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tẻ Râu Phong Thổ”. Hỏi cơ sở này có phải đăng ký không?

Trong trường hợp này cơ sở FD đang sản xuất sản phẩm gạo tẻ râu tại địa bàn huyện Phong Thổ nhưng lại không có ý định sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, mà chỉ sử dụng nhãn hiệu riêng của cơ sở mình thì không cần phải tiến hành đăng ký với Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ.

Như vậy, mỗi cơ sở kinh doanh sẽ có một nhãn hiệu riêng nhưng sử dụng thêm nhãn hiệu chứng nhận để chứng minh về nguồn gốc sản xuất, chất lượng sản phẩm, độ an toàn cho người tiêu dùng. Vì thế khi nhãn hiệu chứng nhận đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế sử dụng và quản lý mà cơ sở kinh doanh muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận lên hàng hóa của cơ sở mình thì bắt buộc phải đăng ký, ngược lại nếu cơ sở chỉ sử dụng nhãn hiệu riêng cho sản phẩm thì không bắt buộc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cơ sở kinh doanh muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã ban hành Quy chế thì có cần phải đăng ký không?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ ­.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 105.5 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[2] Điều 13.4 Quyết định 33/2017/QĐ-UBND

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*