Sa thải nhân viên do hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Sa thải nhân viên do hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Sa thải nhân viên do hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Hiện nay, khi đọc các trang tin tức, ta không khó bắt gặp thuật ngữ “sa thải lượng lớn nhân viên” hay do nhu cầu của thị trường giảm khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong mảng công nghệ, thương mại trong và ngoài nước đều đứng trước quyết định sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ này trong pháp luật có được xem là hành vi vi phạm của doanh nghiệp không? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Căn cứ vào quy định của pháp luật lao động thì doanh nghiệp chỉ áp dụng hình thức sa thải khi người lao động có các hành vi sau đây:[1]

– Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

– Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

Để xác định được thiệt hại như thế nào ở mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết Sa thải người lao động gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Document

– Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách thức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

– Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng[2].

Việc doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không hiệu quả một phần là do nhu cầu của thị trường giảm khiến cán cân cung cầu bị ảnh hưởng nặng nề; một phần là do yếu tố về kinh tế hoặc lý do xuất phát từ doanh nghiệp, hoàn toàn không xuất phát từ phía người lao động. Mà hình thức sa thải chỉ áp dụng khi người lao động có hành vi vi phạm pháp luật hoặc đang không tuân thủ nội quy do doanh nghiệp đặt ra và cố ý tái phạm trong thời gian xem xét. Vì thế, khi doanh nghiệp sa thải nhân viên vì lý do hoạt động kinh doanh không hiệu quả là trái với quy định của pháp luật lao động.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí trả lương hàng tháng cũng như trả các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng biện pháp này là “hại” cho bản thân mình khi đây là hành vi vi phạm pháp luật và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích của người lao động. Vì thế nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi trên có thể đối mặt với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, và buộc doanh nghiệp nhận lại người lao động trở lại làm việc, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi công ty áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.[3]

Do đó, hoạt động kinh doanh không hiệu quả là lý do không thực thi để áp dụng hình thức sa thải người lao động. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Doanh nghiệp tham khảo chấm dứt HĐLĐ vì lý do thay đổi cơ cấu tại bài viết: Chấm dứt Hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu

Trên đây là nội dung tư vấn về “Sa thải nhân viên do hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 125 Bộ luật Lao động 2019

[2] Lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt; cá nhân hoặc thân nhân bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; trường hợp khác theo quy định trong nội quy lao động.

[3] Điều 19.3, Điều 19.4.(a), Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*