Rủi ro nộp phạt oan – Phần 1: Đứng tên dùm cho xe người khác

Rủi ro nộp phạt oan – Phần 1: Đứng tên dùm cho xe người khác

Rủi ro nộp phạt oan – Phần 1: Đứng tên dùm cho xe người khác

Bắt đầu từ ngày 15/8/2023, khi cá nhân, tổ chức đăng ký xe mới mà chưa nộp phạt theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì hồ sơ đó sẽ không được giải quyết ngay, mà phải chờ đến khi cá nhân hoàn tất nghĩa vụ thanh toán tiền phạt[1]. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì lỗi vi phạm không do trực tiếp chủ xe gây ra thì làm cách nào để chủ xe thoát khỏi nghĩa vụ đóng tiền phạt? Luật Nghiệp Thành sẽ đưa ra một số hướng dẫn pháp lý đối với 3 tình huống thông dụng mà Qúy bạn đọc có thể gặp phải thông qua 3 phần. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trường hợp cá nhân đứng tên dùm cho xe người khác.

Việc đứng tên dùm cho xe người khác nổ ra vào khoảng thời gian từ năm 2003-2005 khi có quy định về việc mỗi người chỉ được đăng ký một xe mô mô tô hoặc xe gắn máy. Tuy nhiên, sau đó quy định này đã được bãi bỏ nhưng việc đứng tên dùm vẫn tiếp tục diễn ra như người ở tỉnh xa đang làm việc tại TP.HCM, Hà Nội nhờ người có hộ khẩu ở TP.HCM, Hà Nội đứng tên giùm khi mua xe.

Việc đứng tên dùm tồn tại nhiều rủi ro như chủ xe phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường khi có tai nạn xảy ra[2]; hoặc chủ xe phải chứng minh, giải trình người điều khiển gây vi phạm không phải là mình trong trường hợp xe bị phạt nguội[3];…. Vì thế, để phòng chống rủi ro và bảo vệ bản thân trong những trường hợp này chủ xe cần làm gì?

Tình huống: Sau khi anh A thực hiện thủ tục đăng ký tên và cấp biển số xe cho chiếc Vision thì A mang về Cần Thơ cho mẹ và em họ dùng để di chuyển. Năm 2018, mẹ A mất, em họ D giữ xe và chạy cho đến nay. Tháng 8/2023, anh A đăng ký xe mới thì được thông báo cần phải nộp phạt vi phạm cho chiếc xe Vision trước khi đăng ký xe mới. Sau đó, xem xét các biên bản vi phạm thì A mới phát hiện người chạy xe, gây ra lỗi vi phạm là anh D. Vậy trong tình huống này, anh A phải làm gì để không đóng tiền phạt?

Cách tốt nhất cần thực hiện là chủ xe nên chấm dứt việc đứng tên dùm cho xe người khác. Vậy để chấm dứt thì chủ xe phải hiểu rõ việc đứng tên dùm là việc các bên giao kết bằng hình thức thỏa thuận miệng, vì thế thỏa thuận này được xem là một hợp đồng dân sự. Nếu một trong các bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì một bên có thể thông báo cho bên còn lại về thời gian chấm dứt việc đứng tên. Cùng nhau thống nhất thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe và thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận và thủ tục đăng ký sang tên xe có thể thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

Nếu như bên giữ xe không đồng ý thực hiện thì người đứng tên rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Để giải quyết được thì người đứng tên dùm sẽ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự.[4]

Document

Trong thời gian chờ Tòa án giải quyết thì cá nhân đứng tên làm một thông báo chấm dứt về việc đứng tên chiếc xe máy trên cho Cơ quan Công an thực hiện đăng ký xe hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi người đứng tên giùm cư trú. Việc thông báo trong quá trình chờ Tòa án xử lý là một biện pháp phòng chống trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc nộp phạt vô lý nếu người giữ xe có hành vi vi phạm hoặc gây ra thiệt hại khác cho người tham gia giao thông. Sau khi có quyết định của Tòa án thì nghĩa vụ đóng tiền phạt của người đứng tên dùm có thể được xem xét trả cho chủ xe thực sự.

Vậy anh A nên thương lượng với phía anh D về việc chấm dứt đứng tên cho chiếc vision và cùng nhau thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận và đăng ký sang tên. Nếu hai bên không thể tiếp tục thương lượng, anh A có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và đưa văn bản thông báo việc chấm dứt việc đứng tên cho cơ quan công an. Nhìn nhận từ tình huống mà anh A gặp phải thì Qúy bạn đọc nên hiểu rằng việc đứng tên dùm tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ về việc nộp tiền phạt oan mà còn là trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Rủi ro nộp phạt oan – Phần 1: Đứng tên dùm cho xe người khác”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.15 Thông tư 24/2023/TT-BCA

[2] Điều 601.1 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 80.8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

[4] Điều 428, 429 Bộ luật dân sự 2015

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*