Quyền xác định lại giới tính diễn ra khi nào?

Quyền xác định lại giới tính diễn ra khi nào?

Quyền xác định lại giới tính diễn ra khi nào?

Thông tin về giới tính, ngày sinh, họ và tên là những đặc điểm quan trọng để phân biệt những đứa trẻ với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp giới tính thật có khác biệt so với cấu tạo bên ngoài của cơ thể dẫn đến việc xác định giới tính lúc ban đầu có những sự nhầm lẫn nhất định. Trong quá trình trưởng thành, đứa bé phát triển và dần định hình rõ ràng với một giới tính khác. Lúc này, cá nhân hoàn toàn có quyền xác định lại giới tính của bản thân. Như vậy, trường hợp thì cá nhân có quyền xác định lại giới tính của bản thân? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ, phụ nữ và đàn ông trên phương diện sinh học và sinh lý học. Theo đó, ta có thể phân biệt đơn giản giữa 2 giới này bằng cách xác định theo cấu trúc bộ nhiễm sắc thể và những đặc điểm bên trong, bên ngoài của cơ thể. Theo đó, cá nhân là nữ sẽ mang nhiễm sắc thể là XX; có buồng trứng, tử cung, âm đạo,… và hàng tháng sẽ có kinh nguyệt. Ngược lại với cá nhân là nam sẽ mang nhiễm sắc thể là XY; có tinh hoàn, dương vật,…

Cá nhân được xác định lại giới tính trong trường hợp[1]

– Cá nhân thuộc trường hợp bị khuyết bẩm sinh về giới tính – đó là sự bất thường ở bộ phận sinh dục từ khi mới sinh ra, và biểu hiện ở một trong các dạng như: nữ lưỡng giới giả nam; nam lưỡng giới giả nữ; lưỡng giới thật. [2]

– Cá nhân có nhiễm sắc thể giống trường hợp nữ lưỡng giới giả nam, hoặc nam lưỡng giới giả nữ, hoặc lưỡng giới thật nhưng mang bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác ở giới tính nào.[3]

Khi thực hiện quyền xác định lại giới tính, cá nhân cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính[4]

Document

Hồ sơ bao gồm: bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; và đơn đề nghị xác định lại giới tính. Trường hợp cá nhân chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ, người giám hộ thực hiện đơn; đối với trường hợp đã đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn phải có chữ ký của cha, mẹ, người giám hộ của cá nhân đề nghị.

Bước 2: Tiến hành điều trị để xác định lại giới tính[5]

Sau thời hạn 15 ngày kể từ khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được can thiệp y tế để xác định lại giới tính tiếp nhận hồ sơ đề nghị, cơ sở sẽ tiến hành khám lâm sàng, khám cận lâm sàng và tiến hành điều trị xác định lại giới tính. Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không chấp nhận hồ sơ đề nghị thì phải lập văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sau khi đã xác định lại giới tính cho cá nhân đề nghị thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận y tế.

Bước 4: Cá nhân đã xác định lại giới tính thì có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Quyền xác định lại giới tính là một trong những quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không được chuyển giao cho người khác. Bên cạnh đó, đây còn là quyền lợi cơ bản và mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mình là ai, cơ thể của bản thân là nam hay là nữ. Không những vậy, những trường hợp có khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa có sự định hình rõ ràng trong giới tính, nếu phát hiện sớm sẽ nhờ đến sự can thiệp đúng lúc của y học để cân chỉnh bộ phận sinh dục của cá nhân về đúng với cấu tạo của sinh học, tránh ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của cá nhân. Vì thế, quyền xác định lại giới tính được pháp luật cho phép mỗi cá nhân tự quyền định đoạt việc thay đổi giới tính của bản thân cho phù hợp với hình hài mà tạo hóa đã ban cho họ.

Như vậy, cá nhân thuộc trường hợp khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học thì đều có quyền đề nghị xác định lại giới tính. Sau khi cá nhân đã tiến hành thủ tục xác định lại giới tính và được cấp Giấy chứng nhận y tế thì phải tiến hành đăng ký hộ tịch và những quyền nhân thân phù hợp với giới tính của bản thân.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quyền xác định lại giới tính diễn ra khi nào?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 36 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 5 Nghị định 88/2008/NĐ-CP

[3] Điều 6 Nghị định 88/2008/NĐ-CP

[4] Điều 7.1 Nghị định 88/2008/NĐ-CP

[5] Điều 9 Nghị định 88/2008/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*