Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động

Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động

Tai nạn lao động được xem là rủi ro khi lao động, gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động (NLĐ), xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Vì tai nạn lao động (TNLĐ) mà không ít người lao động bị suy giảm khả năng lao động, ảnh hưởng năng suất làm việc, sức khỏe bị ảnh hưởng mà còn gây khó khăn tài chính nếu là nguồn lao động chính yếu trong gia đình. Chính vì thế, nếu không may xảy ra TNLĐ, thì NLĐ cần phải biết mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì để có thể bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn cụ thế những nội dung liên quan mà NLĐ có thể tham khảo.

Quyền lợi của người lao động bị tai nạn

  1. Điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động[1]

– Bị tai nạn với một trong các trường hợp sau đây:

  • Tại nơi làm việc như tại cơ quan, nhà máy, công xưởng, v.v… và trong giờ làm việc;
  • Khi thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao không nằm trong nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc.
  • Trên đường đi tới nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà trong khoảng thời gian và tuyến đường phù hợp.

– Bị suy giảm sức khỏe lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.

  1. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ của BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ:

Khi đã đáp ứng điều kiện để được hưởng trợ cấp tại mục 1, NLĐ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ sau nộp trực tiếp cho người sử dụng lao động nơi người đó làm việc để được giải quyết chế độ:[2]

(1) Sổ BHXH.

(2) Giấy ra viện

Hoặc trích sao hồ sơ bệnh án[3] sau khi đã điều trị TNLĐ (chỉ với trường hợp nội trú)

(3) Biên bản giám định sức khỏe bị suy giảm cùng với khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (HĐGĐYK) cấp tỉnh thực hiện.

Việc giám định được thực hiện do sau khi NLĐ bị tai nạn lao động mà thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định[4]. Tuy nhiên, trách nhiệm giới thiệu tới HĐGĐYK sẽ là trách nhiệm của NSDLĐ, nên NLĐ cần liên hệ tới NSDLĐ nếu NSDLĐ vẫn còn quản lý bạn.[5]

NLĐ muốn xin giấy này, cần chuẩn bị bộ hồ rồi gửi tới HĐGĐYK gồm:[6]

  • Giấy giới thiệu hoặc giấy đề nghị khám giám định

+ Trường hợp NLĐ còn làm việc tại nơi làm việc bị TNLĐ thì cần có Giấy giới thiệu của NSDLĐ theo mẫu.[7]

+ Trường hợp NLĐ không còn làm việc tại nơi bị TNLĐ thì chuẩn bị Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu.[8]

  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho NLĐ cấp theo mẫu[9]
  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu[10]
  • Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Nếu NLĐ không điều trị nội trú hoặc ngoại trí thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật.

Và giấy tờ đó phải phù hợp với thời điểm mà NLĐ xảy ra tai nạn lao động và các tổn thương mà NLĐ yêu cầu đề nghị giám định.

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu

Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có giấy xác nhận của Công an xã cấp nơi bạn cư trú. Trong đó, có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và thời gian không quá 03 tháng từ lúc được cấp cho đến thời điểm đề nghị giám định tại HĐYK.

(4)Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. (Bạn đọc sẽ được cấp mẫu tại Cơ quan BHXH)

  1. Mức hưởng trợ cấp chế độ TNLĐ

NLĐ tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động của mình thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Cụ thể như sau:

 Trợ cấp một lầnTrợ cấp hàng tháng
Điều kiện hưởngBị suy giảm từ 5% – 30%Bị suy giảm từ 31% trở lên
Mức hưởngSuy giảm 5%: Hưởng 05 lần mức lương cơ sở

Cứ thêm 1%: Hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sỏ.

Suy giảm 31%: Hưởng 30% mức lương cơ sở

Cứ thêm 1%: Hưởng thêm 2% mức lương cơ sở

Hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đóng BHXHTừ 01 năm đóng BHXH trở xuống:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

0,5 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Cứ thêm mỗi năm thì sẽ được tính thêm 0,3.

Từ 01 năm đóng BHXH trở xuống:

0,5% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kê trước khi nghỉ việc để điều trị.

Cứ thêm mỗi năm thì sẽ được tính thêm 0,3%.

  1. Thời điểm hưởng trợ cấp:

Thời điểm NLĐ được hưởng trợ cấp sẽ được tính từ tháng mà NLĐ đã điều trị xong và ra viện.

Lưu ý: Trường hợp tái phát lại thương tật, NLĐ sẽ được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động. Lúc này, thời điểm hưởng trợ cấp mới sẽ được tính từ tháng có kết luận của HĐGĐYK.

  1. Trách nhiệm của NSDLĐ khi xảy ra TNLĐ

Ngoài ra, NSDLĐ có trách nhiệm hỗ trợ hoặc bồi thường cho NLĐ khi xảy ra TNLĐ, cụ thể như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ khi bị TNLĐ

– Thanh toán các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi NLĐ được điều trị ổn định:

+ Đối với NLĐ tham gia BHYT, phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả

+ Trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (chỉ với trường hợp NLĐ suy giảm khả năng lao động dưới 5%)

+ NLĐ mà không tham gia BHYT thì NSDLĐ phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế

– Trong thời gian nghỉ việc để điều trị phải trả đủ tiền lương theo HĐLĐ và đóng đầy đủ BHXH vào các quỹ BHXH; [11]

– TNLĐ xảy ra mà không hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ gây ra: (i)

+ Suy giảm từ 5 – 10% khả năng lao động thì phải bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương, nếu bi suy giảm khả năng lao động từ 11 – 80% cứ tăng thêm 1% thì được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

+ Suy giảm từ 81% trở lên phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ hoặc cho thân nhân NLĐ nếu NLĐ chết do TNLĐ.

– TNLĐ xảy ra mà do chính lỗi của NLĐ gây ra: (ii)

+ Trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại trường hợp TNLĐ xảy ra mà không hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ gây ra tại mục (i).

– Phải giới thiệu cho NLĐ giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động, để được điều trị và phục hồi chức năng lao động

– Phải bồi thường, trợ cấp cho NLĐ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết luận của HĐGĐYK về mức suy giảm khả năng lao động hoặc ngày công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với vụ TNLĐ chết người.

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe NLĐ sau khi đã điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ từ Qũy bảo hiểm TNLĐ, BNN[12]

  1. Các trường hợp đặc thù khác:[13]

– TNLĐ xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan.

Do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây tai nạn thì mức bồi thường sẽ như tại mục 5.(i)

– TNLĐ khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại, theo một tuyến đường và thời gian hợp lý.

Do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì mức trợ cấp sẽ theo mục 5.(ii)

– NSDLĐ đã có mua BHTN cho NLĐ tại đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm

NLĐ sẽ được hưởng khoản bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Nếu mức trợ cấp thấp hơn mức quy định tại mục 5.(i) và 5.(ii), thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu cho NLĐ nhưng ít nhất phải bằng mức quy định.

– NSDLĐ không đóng BHTNLĐ, BNN cho NLĐ mà thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ngoài việc nhận trợ cấp, bồi thường thì NLĐ sẽ được trả khoản tiền tương ứng với chế độ BHTNLĐ, BNN tại bảng ở mục 3.

  1. Các trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ từ NSDLĐ từ các trường hợp đặc thù

Một trong các trường hợp sau:

– Mâu thuẫn của NLĐ với người gây ra tai nạn nhưng không liên quan đến công việc.

– NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân

– NLĐ sử dụng ma túy, chất gây nghiện mà trái quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động.”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Ngày cập nhật, bổ sung: 05.03.2021

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 43 Luật BHXH 2014.

[2] Điều 38.9, 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

[3] Là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3.3 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

[4] Điều 45.1.a Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[5] Điều 38.6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

[6] Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT

[7] Mẫu Phụ lục 1 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

[8] Mẫu Phụ lục 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT

[9] Theo mẫu tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/09/2001 có ban hành về mẫu hồ sơ bệnh án

[10] Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/05/2012

[11] Điều 3.3 TT 26/2017/TT-BLĐTBXH.

[12] Thực hiện theo Mục 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

[13] Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động
Tags: tag

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*