Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn sinh thực phẩm đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống con người ngày càng tăng lên, không chỉ đòi hỏi món ăn ngon mà còn phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh. Vì thế mà các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống mở ra ngày càng nhiều. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ẩm thực mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng, nhà nước bắt buộc người đứng đầu và cơ sở kinh doanh ăn uống phải tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ sở kinh doanh phải đạt tiêu chuẩn để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động.

Quy trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Vậy, quy trình để được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện như thế nào? Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

1.Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.[1]

  • Đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm về cơ sở kinh doanh, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm;
  • Phải đăng ký ngành, nghề kinh dịch vụ ăn uống trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp trước đó đối với hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận số lượng 1 bản[2];
  • Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • CMND/CCCD của chủ cơ sở.
  • Danh sách số lượng người tham gia trực tiếp vào việc nấu nướng của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ sở hữu cơ sở ký xác nhận;
  • Bản thuyết minh liệt kê chi tiết về các thiết bị dụng cụ cơ sở vật chất trong nhà bếp cùng với một bản vẽ bố trí mặt bằng của cơ sở kinh doanh;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do trung tâm y tế dự phòng cấp.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ đăng ký lớp học về kiến thức an toàn thực phẩm tại Trung tâm y tế dự phòng cấp Quận/huyện.
  • Thời gian học và thi trong vòng một ngày
  • Nếu thi đạt kết quả thì sẽ được cấp Giấy xác nhận được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm trong hai ngày.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận:

  • Nếu không sửa đổi bổ sung gì nữa thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp tục thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định cơ sở kinh doanh[3]. Khi thẩm định đạt yêu cầu thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy chứng nhận[4]. 

3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:

Document

Đối với thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm ở mỗi tỉnh thành UBND cấp Tỉnh sẽ có những quy định khác nhau về thẩm quyền cấp.

Đối với TP. Hồ Chí Minh[5] :

  • Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên.
  • Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ cấp giấy chứng nhận cho hộ kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100 đến 300 suất ăn/ngày.
  • Ủy ban nhân dân, phường xã, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận đối với hộ kinh doanh cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước 06 tháng khi hết hạn.

5. Phí[6].

  • Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm:

Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

+  Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng /lần/cơ sở

+  Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở.

  • Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm: 000 đồng /lần/người

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về điều kiện cũng như trình tự thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Thị Thanh Trà.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010

[2] Theo Mẫu 01 Phụ lục I của Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[3] Theo Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[4] Mẫu số 03 Phụ lục I Nghị định 115/2018/NĐ-CP

[5] Điều 8 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND

[6] Biểu phí công tác an toàn vệ sinh thực phẩm III.1.b Thông tư số 279/2016/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*