Quy định về vùng khai thác thủy sản

Quy định về vùng khai thác thủy sản

Quy định về vùng khai thác thủy sản

Ngày 02/05/2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành công tác giao hạn ngạch (hạn chế số lượng) giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh thành trên cả nước[1]. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một số lượng tàu cá nhất định dù đáp ứng đủ điều kiện khai thác nhưng lại không được cấp giấy phép khai thác; hoặc sẽ phải nâng cấp, cải hoán tàu sao cho phù hợp với yêu cầu của quy định mới. Hiện nay, để đảm bảo công tác quản lý khai thác thủy sản được diễn ra chặt chẽ, tổ chức, cá nhân nếu muốn “giong buồm ra khơi” thì ngoài điều kiện cần là giấy phép khai thác thì còn phải thỏa mãn các điều kiện đủ về quy định về đảm bảo an toàn khi tàu hoạt động trên từng vùng biển, chiều dài lớn nhất của tàu, tổng công suất máy chính, và vùng khai thác…

Tuy được xem là các tiêu chuẩn tiên quyết để xác định liệu tàu cá có đủ chuẩn được cấp giấy phép khai thác thủy sản hay không nhưng các quy định về chiều dài lớn nhất của tàu, về tổng công suất máy chính lại nằm ở những văn bản khác nhau[2]. Điều này gây ra không ít khó khăn trong công tác tuân thủ và áp dụng pháp luật thủy sản. Bài viết này sẽ tổng hợp và trình bày rõ hơn về hai tiêu chuẩn vừa đề cập.

  1. Một số thuật ngữ[3]

Vùng biển ven bờ (nội thủy): vùng được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biền và các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm từ điểm 01 – 18 (tuyến bờ) với kinh độ và vĩ độ xác định. (Xem Ảnh 1).

Vùng lộng: là vùng giới hạn bởi tuyến bờ và các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm từ 01’ – 18’ (tuyến lộng) (hiểu ngắn gọn là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng).

Vùng khơi: là vùng biển được giới hạn bởi các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm từ điểm 01’ – 18’ và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

Vùng biển cả: hay còn gọi là vùng biển quốc tế, là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của các nước hoặc vùng lãnh thổ khác (Xem Ảnh 2).

Ảnh 1. Tuyến phân vùng khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Ban hành kèm theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP.

Ảnh 2. Các vùng biển của Việt Nam.

  1. Bảng tổng hợp

Dưới đây là bảng tổng hợp những quy định về hai tiêu chuẩn đã nêu. Với ký hiệu:

K: Chiều dài tối đa của tàu.
C: Tổng công suất máy chính.
: (Ô trống) Cấm hoạt động.
Không quy dịnh: Không được quy định trong luật.
K: Được phép hoạt động với chiều dài lớn nhất của tàu xác định.
C: Được phép hoạt động với công suất xác định.

 

VÙNG KHAI THÁC

 

K

Vùng biển ven bờVùng lộngVùng khơiVùng biển cảVÙNG KHAI THÁC

Document

 

C

Dưới 12mK[4], CCKhông quy định.Không quy định giới hạn[5] CV[6]
Từ 12 – dưới 15mCKKhông quy định.Dưới 20 CV[7]
Từ 15 – dưới 24mCK, CKTừ 20 – dưới 90 CV
Từ 24m trở lênK, CK, CTừ 90 CV trở lên

Bảng 1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản

VÙNG KHAI THÁC

 

K

Vùng biển ven bờVùng lộngVùng khơiVùng biển cảVÙNG KHAI THÁC

 

C

Dưới 12mK, CCKhông quy địnhKhông quy định giới hạn[8] CV[9]
Từ 12 – dưới 15mK, CKDưới 20 CV[10]
Từ 15 – dưới 24mKK, CK, CTừ 20 – dưới 90 CV
Từ 24m trở lênKKK, CTừ 90 CV trở lên

Bảng 2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản

  1. Diễn giải bảng tổng hợp:

Theo chiều dọc: Chỉ ra yêu cầu về chiều dài tối đa và tổng công suất máy chính của tàu để được phép hoạt động tại vùng khai thác đã chọn.

VD: Ở bảng 1, với vùng biển ven bờ, chỉ có các tàu cá có chiều dài tối đa dưới 12m, và công suất máy chính dưới 20CV là được phép hoạt động.

Theo chiều ngang: Chỉ ra với một chiều dài tối đa hoặc tổng công suất máy chính nhất định thì tàu được phép hoạt động tại các vùng biển nào.

VD: Ở bảng 1, với tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 – dưới 24m, sẽ chỉ được hoạt động tại vùng khơi và vùng biển cả. Tàu có công suất máy chính từ 20 – dưới 90CV chỉ được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

Kết hợp: Kết hợp cả chiều ngang và chiều dọc của bảng, ta có thể tìm ra tiêu chuẩn tối thiểu để tàu cá được khai thác ở một vùng nào đó.

VD: Ở bảng 1, để khai thác thủy sản ở vùng khơi thì tàu cá phải có chiều dài tối thiểu là 15m và tổng công suất máy chính từ 20CV.

  1. Xử lý hành vi vi phạm về vùng khai thác thủy sản

4.1. Hành vi vi phạm

Dưới góc nhìn kinh tế, việc các tàu cá bỏ qua rủi ro về kỹ thuật (sóng to, phương tiện liên lạc không đáp ứng, thiếu nhiên liệu/thức ăn/ nước uống…) và pháp luật (các quy định về vùng khai thác) là hệ quả tất yếu.

Nguyên nhân đến từ việc nguồn thủy sản gần bờ đã và đang bị khai thác quá mức, các tàu cá dần phải chuyển vùng khai thác ra xa bờ để tìm nơi khai thác mới. Tuy nhiên không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể xoay sở được tàu đáp ứng đủ điều kiện theo luật định, để đảm bảo nguồn thu nhập, tàu khai thác phải đánh liều khai thác ở vùng không được cho phép. Nếu một chiếc tàu có kích thước và công suất lớn khai thác ven bờ, thủy sản sẽ bị tàu này vơ vét hết sau vài lần khai thác, các tàu nhỏ do đó không có chỗ, và cũng chẳng còn gì để đánh bắt. Bằng ngược lại, một chiếc tàu chỉ được khai thác ở vùng lộng nhưng lại ra vùng khơi khai thác, mặc dù tàu sẽ đối mặt với các rủi ro (đã đề cập) nhưng kèm theo đó là cơ hội đánh được nhiều mẻ thủy sản với khối lượng và giá trị cao hơn. Điều này tương tự với việc các công ty xây dựng vừa và nhỏ đi tìm vận may trong các cuộc đấu thầu có mặt Coteccons, Hòa Bình, UNICONS…Nếu thắng, họ sẽ thắng đậm.

Một vòng luẩn quẩn của đồng tiền đã thúc đẩy người dân đánh đổi an toàn của bản thân, trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Để đảm bảo an toàn cho các tàu cá đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý, hạn chế việc nguồn lợi thủy sản bị phương hại…Chính phủ đã ban hành các quy định xử phạt nhằm điều chỉnh vấn đề này.

4.2. Hình thức xử lý

Xử lý hành chính: Cá nhân nếu có hành vi vi phạm về vùng khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 80.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối tượng vi phạm còn có thể bị phạt bổ sung dưới các hình thức như: tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 06 tháng[11].

Xử lý hình sự: Nếu hành vi vi phạm vùng khai thác thủy sản gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng; hoặc thủy sản thu được có giá trị từ 50.000.000 – dưới 200.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi bị cấm của Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản[12] thì tùy theo hành vi và mức độ nghiệm trọng của hành vi mà cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 50.000.000 – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 10 năm, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 – 5.000.000.000 đồng. Nếu là pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm[13].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về Quy định về vùng khai thác thủy sản.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Huỳnh Thái Sơn.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Quyết định số 1481/QĐ-BNN-TCTS.

[2] Quy định về chiều dài tối đa của tàu nằm ở Điều 21 Nghị định 42/2019/NĐ-CP và Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP; còn quy định về công suất máy chính của tàu lại nằm ở Nghị định 33/2010/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 53/2012/NĐ-CP).

[3] Điều 2, Điều 4 Nghị định 33/2010/NĐ-CP; Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

[4] Chỉ được phép hoạt động ven bờ của tỉnh nơi được cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Không được hoạt động ven bờ tỉnh khác nếu UBND của hai tỉnh có biển liền kề không có thỏa thuận riêng. Xem thêm Điều 5.3 Nghị định 33/2010/NĐ-CP; Điều 43.1.c Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

[5] Áp dụng đối với các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể. Các nghề và ngư trường hoạt động cho các tàu này sẽ do UBND cấp tỉnh quy định.

[6] Hay “Cheval Vapeur” (tiếng Pháp). Có nghĩa là mã lực, 1CV = 736W.

[7] Tàu cá khai thác thủy sản dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó. Trừ trường hợp UBND của hai tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về việc cho phép tàu cá tỉnh bạn vào khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ của tỉnh mình.

[8] Áp dụng đối với các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể. Các nghề và ngư trường hoạt động cho các tàu này sẽ do UBND cấp tỉnh quy định.

[9] Hay “Cheval Vapeur” (tiếng Pháp). Có nghĩa là mã lực, 1CV = 736W.

[10] Tàu cá khai thác thủy sản dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó. Trừ trường hợp UBND của hai tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về việc cho phép tàu cá tỉnh bạn vào khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ của tỉnh mình.

[11] Điều 21 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

[12] Điều 242 Bộ luật Hình sư 2015.

[13] Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015.

 

 

 

 

 

Document
Categories: Cá Nhân

Comments

  1. Đoàn Kim Phong
    Đoàn Kim Phong 19 Tháng Bảy, 2019, 10:04

    admin mình là bộ đội biên phòng , mình cần có hình ảnh của “quy định về vùng khai thác thủy sản” (02 hình trên). dữ liêu ảnh phai PDF hoặc phai số càng tốt. Admin có cho mình xin để in khổ lớn tuyên truyền cho bà con. mình xin cảm ơn nhiều. Địa chỉ gmail: phongkim1978@gmail.com (SĐT 0983108422).

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*