Quy định về việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt

Quy định về việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt

Quy định về việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt

Văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với cây trồng; không những vậy trên văn bằng bảo hộ sẽ ghi nhận chủ sở hữu, đối tượng, phạm vi và thời hạn mà Cục sẽ tiến hành bảo hộ. Tùy thuộc vào đối tượng mà thời hạn bảo hộ có thể là 05 năm, 10 năm hoặc vô thời hạn. Tuy nhiên, văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt trong một số trường hợp nhất định. Thông qua bài viết sau, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp Qúy bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ trong pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tại thời điểm đăng ký, chủ sở hữu văn bằng có quyền đăng ký, đối tượng đủ điều kiện bảo hộ và văn bằng được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, nhưng nếu văn bằng không thể tiếp tục duy trì sẽ chấm dứt hiệu lực. Theo đó, có 10 trường hợp văn bằng bảo hộ bị chấm dứt và được chia thành 02 nhóm:[1]

Nhóm 1: Bị chấm dứt hiệu lực

1. Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định. Chủ văn bằng bảo hộ có trách nhiệm duy trì hoặc gia hạn văn bằng khi sắp hết thời hạn bảo hộ. Cụ thể như sau:

– Chủ sở hữu bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền sáng chế phải nộp lệ phí duy trì trong thời hạn quy định, nếu không thì khi kết thúc thời hạn đó hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí để duy trì hiệu lực không được nộp.

– Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực, nếu không thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng sẽ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lựckhông được nộp.

– Việc chấm dứt sẽ được Cục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về SHCN và công bố trên Công báo SHCN

2. Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hiệu lực văn bằng sẽ bị chấm dứt kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được tuyên bố bằng văn bản của chủ văn bằng bảo hộ

Nhóm 2: Tổ chức, cá nhân yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt với điều kiện phải nộp lệ phí 50.000 đồng/văn bằng:

1. Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động mà không có người kế thừa hợp pháp;

2. Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép không sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

3. Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể là quy định về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các thành viên thuộc tổ chức trong tập thể đó. Đây là tài liệu bắt buộc khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, hoặc kiểm soát không hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, chất lượng, độ chính xác,… Nhãn hiệu chứng nhận có thể sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn, còn nhãn hiệu tập thể chỉ cho các thành viên trong tổ chức sử dụng. Như vậy, bạn đọc cần phân biệt giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận để xem xét rõ trường hợp chấm dứt hiệu lực theo quy định của pháp luật.

5. Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng đặc tính của sản phẩm đó.

6. Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ đó;

7. Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiêu đó;

8. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

Đối với nhóm này thì hiệu lực bảo hộ sẽ chấm dứt kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

Như vậy, quy định về việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ rơi vào 10 trường hợp trên. Tuy nhiên, Cục sẽ căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt của người đề nghị, ý kiến của các bên liên quan mà ra Thông báo từ chối hoặc Quyết định chấp dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*