Quy định pháp luật về quyền thừa kế thế vị (cháu được hưởng di sản từ ông bà)

Quy định pháp luật về quyền thừa kế thế vị (cháu được hưởng di sản từ ông bà)

Trong các quyền thừa kế, thì quyền thừa kế thế vị , khi không có nội dung di chúc, là quyền đáng được quan tâm và là quyền cơ bản của người thừa kế theo pháp luật, được BLDS 2015 ghi nhận. Để đảm bảo quyền lợi thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị, bài viết dưới đây xin được chia sẻ về các trường hợp cơ bản bạn sẽ thường gặp khi rơivào trường hợp người thừa kế thế vị, cũng như trình tự thủ tục người thừa kế thế vị được nhận di sản do người chết để lại.

Cá nhân được thừa kế thế vị trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông bà

Trường hợp này được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp cha ruột không may chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông/bà nội thì khi cháu nội sẽ thay thế vị của cha, để hưởng thừa kế di sản mà ông/bà nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.
  • Tương tự trường hợp cha ruột, khi mẹ ruột không may chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông/bà ngoại thì cháu ngoại sẽ thay thế vị của mẹ mình để hưởng thừa kế di sản mà ông/bà ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.
  • Sơ đồ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn:

 

 

Document

  • Theo như sơ đồ thì ông/bà A chết cùng thời điểm năm 2006 (trước khi chết ông/ bà A có dành dụm được 6 mẫu đất và 1 căn nhà, không để lại di chúc). Ông/ bà A có ba người con A1 và A3 còn sống; A2 (chết trước ông bà A và có 2 con). Theo quy định pháp luật về thừa kế, để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế, khi người chết có di sản nhưng không để lại di chúc, thì phần di sản của người chết được chia theo pháp luật. Như vậy, A1 và A2 và A3(con ruột) được hưởng di sản vì thuộc hàng thừa kế thứ nhất (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015). Tuy nhiên, A2 chết trước ba mẹ mình là ông/bà A, do đó A1 và A2.2  thừa kế kế vị theo điều 652.

+ Trường hợp 2: Chắt (hay được hiểu cháu cố) thế vịcha hoặc mẹ để hưởng di sản cố

  • Trường hợp ông nội, bà nội của chắt chết trước người để lại di sản là ông cố bà cố chắt, cha mẹ chắt cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng ba chắt chết sau ông nội, bà nộithì chắt được hưởng phần di sản thế vị nếu ba chắc còn sống.
  • Trường hợp cha mẹ chắc, ông nội bà nội đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắc được hưởng phần di sản mà cha mẹ mình được hưởng nếu còn sống.
  • Trường hợp ông nội chắc chết trước, cha mẹ chết cùng thời điểm với cố thì chắc được hưởng phần di sản mà cha mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

  • Theo như sơ đồ thì ông bà A là người có tài sàn thừa kế. Khi còn sống ông bà A có 1 căn nhà và một ít tiền và sinh ra được người con A1, người con này sinh ra ba người con A3, A4 và A5 và không có tài sản. Vì bệnh tật ông bà A1 cùng chết vào năm 2007, thời gian sau Ạ5 chết vào năm 2008 ( có con A 1), A chết (năm 2009, không để lại di chúc). Theo quy định pháp luật vì ông A1 chết nên A3, A4, A5 thuộc hàng thừa kế thứ 2 và được hưởng di sản (điểm b Khoản 1 Điều 651). Vì A5  chết trước A 5.1 được thừa kế thế vị thay phần di sản của cha mình được hưởng từ A.

+ Trường hợp 3: Cháu nuôi thế vị

Một cá nhân có thể có 4 loại cháu (con ruột của con ruột, con ruột của con nuôi; con ruột của con nuôi; con nuôi của con nuôi). Trong đó loại cháu đầu là cháu ruột, còn ba loại cháu còn lại là cháu nuôi. Theo quy định tại Điều 651, hàng thừa kế thứ nhất có con nuôi, nhưng hàng thừa kế thứ hai không có cháu nuôi. Nênhiểu là cháu nuôi không thuộc diện thừa kế. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 652, 653 lại cho phép cho con nuôi được quyền thừa kế thế vị, mà thừa kế  thếvị là khi cháu thừa kế di sản ông bà. Trong trường hợp này cháu nuôi thuộc diện thừa kế.

  • Con nuôi chết trước người để lại di sản là cha mẹ nuôi, đồng thời con đẻ người con nuôi cũng chết trước người để lại di sản (nhưng chết sau cha hoặc mẹ) thì cháu của người con nuôi đó được hưởng phần di sản của cha mẹ.
  • Từ những ý trên có thể thấy rằng: cháu nuôi có thể thừa kế thế vị. Chỉ có cháu nuôi là con nuôi của con ruột mới được hưởng thừa kế thế vị.

  • Theo như sơ đồ ông bà A là người có di sản thừa kế và có hai người con là B và C, trong đó B (con ruột), C (con nuôi). B và C đều chết trước A, trong đó B1, C1 là cháu nuôi của A và lần lượt B1 (con B) và C1 (con C). Sau khi A chết nhưng không để lại di chúc, mặc nhiên di sản của A được chia theo pháp luật. Trong trường hợp này như đã đề cập ở phần trên, bạn có thể hiểu chỉ có B1 mới được thế vị hưởng di sản của cha mình, còn C1 thì không.

Sau khi bạn đã xác định được mình thuộc một trong các trường hợp thừa kế thế vị nêu trên, bạn cần tiến hành liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền và tiến hành thủ tục khai nhận di sàn  để hưởng quyền thừa kế của mình.

+ Ngoài ra bạn cần lập văn bản khai nhận di sản

  • Người được hưởng di sản liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản. (theo Luật Công chứng 2014)
  • Niêm yết và mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.
  • Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
  • Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã nếu không có tranh chấp và các khiếu kiện phát sinh. Công chứng viên làm hồ sơ, hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận.
  • Đến ngày hẹn, tất cả người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận.

Trên đây là nội dung chia sẻ và tư vấn của Luật Ngiệp Thành quy định pháp luật về quyền thừa kế thế vị.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Document
Categories: Gia Đình
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*