Quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp

Quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp

Hỏi: Chúng tôi thành lập một công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kế toán tại Tp.HCM. Vậy Luật sư cho tôi hỏi để được hoạt động chúng tôi có cần phải có phương án bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy không và nếu có thì chúng tôi phải chuẩn bị những gì? Quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp như thế nào

Trả lời:

Trả lời:

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Nơi sản xuất, kinh doanh, trụ sở làm việc (cơ sở) là nơi thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC), [1]và phải bảo đảm các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

Đối với trường hợp của công ty, do kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc diện cơ sở có nguy cơ cháy nổ nên công ty sẽ tự lắp đặt các hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Việc làm này chủ yếu là đảm bảo an toàn cho nhân viên trong công ty khi có hỏa hoạn xảy ra và đảm bảo an toàn về quy định PCCC khi cơ quan PCCC kiểm tra đột xuất công ty tránh trường hợp công ty sẽ bị phạt khi bị kiểm tra đột xuất [2].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Một việc nữa mà công ty phải làm đó là lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC. Do công ty không thuộc diện có nguy cơ cháy nổ nên bộ hồ sơ mà công ty bạn cần lập tương đối đơn giản hơn so với trường hợp cơ sở kinh doanh có nguy cơ cháy nổ.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, về việc phòng cháy và chữa cháy;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
  • Phương án chữa cháy của doanh nghiệp đã được phê duyệt (bạn có thể tham khảo mẫu phương án tại đây); phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị, đề xuất, về công tác phòng cháy và chữa cháy;
  • Sổ theo dõi công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy của cơ sở.

Người đứng đầu công ty trong trường hợp này là giám đốc hoặc chủ tịch công ty sẽ là người lập và lưu giữ hồ sơ này.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 5 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

[2] Điều 7.2 Nghị ĐỊNH 79/2014 NĐ-CP.

 

 

 

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

  1. vtkong
    vtkong 13 Tháng năm, 2021, 14:43

    Xin hỏi văn phòng công ty thiết kế có thuộc diện nguy cơ cháy nổ không bạn?

    Reply this comment
    • sea
      sea 13 Tháng năm, 2021, 16:11

      Chào bạn, Luật Nghiệp Thành trả lời tư vấn của bạn như sau:
      Bạn có cung cấp thông tin cho chúng tôi là văn phòng công ty thiết kế, do đó có thể hiểu bạn thuộc diện “Nhà làm việc của doanh nghiệp” (Phụ lục I.8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Do đó, cơ sở của bạn thuộc diện quản lý về PCCC. Tuy nhiên, vì chưa rõ diện tích cơ sở của bạn là bao nhiêu nên bạn tham khảo tiếp Phụ lục kèm theo Nghị định trên bao gồm Phụ lục II, III, IV, để biết rõ cơ quan quản lý của mình và nộp hồ sơ PCCC cho phù hợp.
      Rất mong thông tin sẽ hữu ích với bạn.

      Reply this comment
  2. Nam Nguyen
    Nam Nguyen 22 Tháng năm, 2021, 00:26

    Em xin phép được hỏi đối với doanh nghiệp sản xuất, chế tạo trang sức vàng bạc đá quý, có khu vực nung, đúc và các khu vực chế tác khác thì yêu cầu về phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo như thế nào ạ?

    Reply this comment
    • sea
      sea 24 Tháng năm, 2021, 11:51

      Theo phụ lục I, Nghị định 136/2020, Doanh nghiệp bạn là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC.
      *Yêu cầu chung:
      Điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC; Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn PCCC; Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; Duy trì điều kiện an toàn chữa cháy; Lập hồ sơ quản lý và theo dõi các điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC.
      *Yêu cầu riêng:
      Vì bạn không nêu rõ diện tích doanh nghiêp của bạn trong khoản diện tích nào, do đó tùy vào từng trường hợp bạn sẽ phải cung cấp hồ sơ tương tự.
      1.Nếu doanh nghiệp bạn có S từ 1.500m3 hoặc cao từ 5 tầng trở lên thì điều kiện về PCCC phải theo quy định tại Điều 5.2 Nghị định 136/2020. Nếu có diện tích từ dưới 1.500m3 hoặc cao dưới 5 tầng thì điều kiện về PCCC phải theo quy định Điều 5.1 Nghị định 136/2020.
      – Bạn còn phải có hồ sơ quản lý về PCCC theo Điều 4.1 Thông tư 149/2020.
      2. Nếu có diện tích từ 5.000m3 và từ 10.000m3 trở lên:
      – Thì phải có Phương án phòng cháy chữa cháy của Công an cấp huyện/ phòng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đối với phạm vi còn lại. Còn phải có Giấy chứng nhận phê duyệt thiết kế về PCCC (nếu có); Biên bản nghiệm thu về PCCC; Hệ thống giao thông cấp nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

      Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*