Quy định tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp

Quy định tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp

Quy định tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp

Để nắm bắt tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, kể từ năm 2006, Nhà nước đã có quy định pháp luật về việc yêu cầu NSDLĐ phải tự mình đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động của chính doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, ở thời điểm từ năm 2006 đến hết 2018 thì doanh nghiệp thực hiện công việc này bằng hình thức điền phiếu theo mẫu sẵn có và nộp trực tiếp cho cơ quan thanh tra lao động. Nhưng kể từ năm 2019, doanh nghiệp có thể thực hiện tự kiểm tra pháp luật lao động thông qua trang thông tin điện tử  http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Thành lập đoàn tự kiểm tra

Doanh nghiệp thực hiện lập một đoàn tự kiểm tra bao gồm các thành phần chủ yếu sau: Đại diện NSDLĐ; cán bộ lao động, tiền lương, an toàn VSLĐ; đại diện NLĐ. Ngoài ra nếu có thành phần khác thì NSDLĐ sẽ quyết định[1].

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Doanh nghiệp truy cập vào đường link đã dẫn ở trên, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản ban đầu của mình. Khi điền đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp như hình bên dưới, bạn tiến hành đăng ký sau đó đăng nhập để tải phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động và mẫu kết luận đã được đăng tải.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bước 3: Đối chiếu, đánh giá

Nội dung tự kiểm tra, đối chiếu và đánh giá[2]:

  • Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp;
  • Tuyển dụng và đào tạo lao động;
  • Giao kết và thực hiện HĐLĐ;
  • Đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;
  • Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
  • Trả lương cho NLĐ;
  • Thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động;
  • Thực hiện các quy định đối với lao động nữ, người lao động chưa thành niên, người lao động là người nước ngoài, người lao động cao tuổi , người lao động khuyết tật;
  • Thực hiện nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động…
  • Quá trình đóng BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc hàng tháng cho NLĐ;
  • Giải quyết tranh chấp lao động và những khiếu nại trong doanh nghiệp.

Dựa trên nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động, doanh nghiệp thực hiện đối chiếu tình hình thực tế của doanh nghiệp mình với quy định pháp luật xem đã phù hợp hay chưa. Nếu chưa thì doanh nghiệp có biện pháp gì để xử lý

Bước 4: Lưu hồ sơ

Sau khi đã hoàn thành việc tự kiểm tra, đối chiếu, đánh giá, doanh nghiệp thực hiện việc lưu hồ sơ gồm các tài liệu dưới đây:

  • Phiếu tự kiểm tra;
  • Kết luận tự kiểm tra;
  • Văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra.

Hàng năm, doanh nghiệp phải tự thực hiện tự kiểm tra pháp luật lao động, đánh giá ít nhất 1 lần và lưu hồ sơ tại doanh nghiệp. Khi có yêu cầu của Thanh tra Sở LĐTBXH, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo kết quả việc tự kiểm tra, đánh giá qua tài khoản đã đăng ký trước đó[3].

Như vậy, doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá này mỗi năm bởi vì cơ quan thanh tra lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo kết quả bất cứ khi nào. Nếu không thực hiện việc báo cáo này, doanh nghiệp có thể bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra trực tiếp cơ sở hoặc xem xét là tình tiết tăng nặng để ra quyết định xử phạt VPHC hoặc có thể bị truy cứu TNHS (nếu có hậu quả nghiêm trọng xảy ra)[4].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 6 TT 17/2018/TT-BLĐTBXH

[2] Điều 5 TT 17/2018/TT-BLĐTBXH

[3] Điều 7 TT 17/2018/TT-BLĐTBXH

[4] Điều 13 TT 17/2018/TT-BLĐTBXH

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*