Quy định pháp luật về Hộ kinh doanh

Quy định pháp luật về Hộ kinh doanh

Quy định pháp luật về Hộ kinh doanh

Cho tới thời điểm hiện tại, nước ta có đến 5 triệu hộ kinh doanh, với số lượng lớn như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của hộ kinh doanh là rất quan trọng. Theo quy định trước đây, hộ kinh doanh vẫn chưa có nhiều quyền lợi như quyền tự do kinh doanh hay khuyến khích phát triển, v.v…. Nhưng tại quy định từ năm 2021 này, đã có rất nhiều thay đổi liên quan đến hộ kinh doanh như số lượng lao động, địa điểm hoạt động, quyền lợi, đối tượng, v.v…. Để đảm bảo việc kinh doanh được thực hiện ổn định, cập nhật các quy định là điều mà các hộ kinh doanh rất quan tâm. Do đó, Luật Nghiệp Thành sẽ tổng hợp giúp bạn đọc tất cả các quy định về hộ kinh doanh bao gồm: thủ tục thành lập, thay đổi, đăng ký BHXH, đóng thuế, thủ tục tạm ngừng và giải thể của hộ kinh doanh trong bài viết dưới đây.

  1. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Với những ai có ý định mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ, tại gia thì sẽ không thể bỏ qua loại hình này. Do đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan không chỉ là hồ sơ bao gồm gì là có thể nộp hồ sơ. Mà đầu tiên, chủ hộ kinh doanh phải không là đối tượng không được đăng ký hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo các điều kiện để được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh như tên, ngành nghề, hồ sơ hợp lệ, v.v… Hơn hết, là chủ hộ kinh doanh phải biết đến quyền và nghĩa vụ của mình. Nắm bắt được những nội dung trên sẽ giúp bạn xác định được mình có thể thành lập hộ kinh doanh được hay không, để từ đó có thể lên phương án và kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình.

Để biết cụ thể về thủ tục này, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết “Thành lập hộ kinh doanh

  1. Quy định mới về hộ kinh doanh từ năm 2021

Sau khi đã thành lập hộ kinh doanh, việc hoạt động của hộ kinh doanh cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, có một số nội dung nổi bật mà hộ kinh doanh cần quan tâm như:

Hộ kinh doanh sẽ được phép hoạt động tại nhiều địa điểm thay vì “chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm” như trước. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng được thuê hơn 10 lao động làm việc.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bạn đọc có quan tâm, có thể tham khảo bài viết “Một hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm tại trang web Tuvanluat.

  1. Vấn đề về thuế của hộ kinh doanh

Khi đã có hoạt động kinh doanh và phát sinh doanh thu thì hộ kinh doanh có thể sẽ phát sinh các nghĩa vụ về thuế. Nhưng cần lưu ý, chỉ với những hộ doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì mới không phải đóng thuế. Đối với các hộ doanh thu trên 100 triệu/năm sẽ phải đóng những loại thuế bao gồm: Lệ phí môn bài, Thuế TNCN và Thuế GTGT theo phương pháp khoán. Tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề mà sẽ có mức tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu khác nhau.

Vì có mức khoán nhất định, nên hộ kinh doanh có thể dễ dàng tính được số thuế mà mình phải nộp. Nhưng chủ hộ cần lưu ý sau khi thành lập cần thực hiện thủ tục khai thuế tại cơ quan quản lý thuế của mình. Do đó, bạn đọc có nhu cầu tham khảo chi tiết có thể tìm hiểu tại bài viết “Thuế của hộ kinh doanh

  1. Đăng ký BHXH cho người lao động

Trong quá trình hoạt động, nếu hộ kinh doanh có tuyển dụng NLĐ và ký kết hợp đồng lao động thì hộ kinh doanh phải tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ, gồm BHXH bắt buộc, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để thực hiện đóng các loại bảo hiểm trên thì chủ hộ kinh doanh cần làm những phải làm những gì. Tại bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn “Đăng ký BHXH cho người lao động của hộ kinh doanh”

  1. Thay đổi giấy phép của hộ kinh doanh

Có thể vì nhiều lý do mà trong quá trình hoạt động, chủ hộ phải thay đổi địa chỉ, ngành nghề, vốn,….. thực hiện các hoạt động mua bán, tặng cho, v.v….; phải cập nhật lên CCCD, CMND hết hạn, v.v…Lúc này, hộ kinh doanh bắt buộc phải chỉnh sửa lại thông tin trên giấy phép.

Để tham khảo những thủ tục về nội dung trên bạn đọc tìm hiểu thêm tại bài viết Thủ tục thay đổi giấy phép của Hộ kinh doanh”

  1. Tạm ngừng và giải thể hộ kinh doanh

Cũng như việc thành lập hộ kinh doanh, những thủ tục tạm ngừng và giải thể hộ kinh doanh thì cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình phải có nghĩa vụ thông báo khi tạm ngừng hoặc giải thể đến các cơ quan quản lý của mình. Tại bài viết “Thủ tục tạm ngừng và giải thể hộ kinh doanh”, Luật Nghiệp Thành có nêu cụ thể các bước thực hiện và thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những gì.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định pháp luật về Hộ kinh doanh”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*