Nuôi con đủ 18 tuổi khi cha mẹ đã ly hôn

Nuôi con đủ 18 tuổi khi cha mẹ đã ly hôn

Nuôi con đủ 18 tuổi khi cha mẹ đã ly hôn

Con cái khi đủ 18 tuổi thì đã được xem là tự lập, có khả năng lao động. Tuy nhiên, theo truyền thống văn hoá Việt Nam, dù con đủ 18 tuổi thì thông thường các bậc cha mẹ Việt Nam vẫn sẽ chu cấp cho con cái để chuyên tâm học hành cho đến khi con có thể tự lập, dù có là ly hôn hay còn đang kết hôn. Nhưng theo luật định, vấn đề cấp dưỡng là không bắt buộc khi con đủ 18 tuổi, nhưng sẽ xét đến trường hợp là con cái có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có lao động được hay không. Để giúp bạn đọc hiểu rõ, bạn đọc hãy tham khảo bài viết của Luật Nghiệp Thành.

1.Trường hợp bắt buộc phải chăm sóc, cấp dưỡng.

Đối với con đã đủ 18 tuổi trở lên thì chỉ bắt buộc cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng khi con mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.[1]

Cụ thể, mất năng lực hành vi dân sự là khi người con bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức cũng như làm chủ hành vi của bản thân. Và một người chỉ được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi có Quyết định của Toà án tuyên bố sau khi đã được giám định pháp y tâm thần.[2]

Vì đã được xem là mất năng lực hành vi dân sự nên cuộc sống của người con sẽ bị hạn chế rất nhiều do không làm chủ được hành vi, và không thể xác lập giao dịch dân sự khi không có người đại diện thực hiện thay.

Trường hợp người con không có khả năng lao động, hiện tại không có điều luật cụ thể nào về việc xác định “không có khả năng lao động”. Tuy nhiên, áp dụng tương tương tự pháp luật[3] tại các văn bản liên quan ta có thể xác định sơ bộ đó là người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…)[4]

Document

Ngoài ra, người bị thiệt hại do không còn khả năng lao động là trường hợp người bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng hoặc các trường hợp khác được quy định là bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.[5] Do đó, ta có thể dựa vào các văn bản tương tự để xác định người không có khả năng lao động.

Bên cạnh đó, nếu người không có khả năng lao động mà cũng không có tài sản để tự nuôi mình thì lúc này việc tự chăm sóc bản thân là không thể, nên cha mẹ dù sau khi ly hôn, thì vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con. Ngay cả người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi thì vẫn phải thực hiện cấp dưỡng.[6]

2.Trường hợp không phải chăm sóc, cấp dưỡng

Như đã nêu tại mục 1, loại trừ các trường hợp trên thì con đã đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ không nhất thiết phải chăm sóc, cấp dưỡng. Tuy nhiên, thông thường tại các nước Châu Á như Việt Nam, thì khi con đủ 18 tuổi, có khả năng lao động nhưng chưa lao động mà còn tiếp tục việc học. Thì việc cấp dưỡng hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định, là quyền của cha hoặc mẹ và đó không phải là nghĩa vụ của họ. Về phía người con thì có quyền được quyết định sẽ ở với cha hoặc mẹ và có cha, mẹ ở với con đồng ý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Nuôi con đủ 18 tuổi khi cha mẹ đã ly hôn”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 71.1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 22.1 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 9.1 Thông tư 111/2013/TT-BTC

[5] Mục II,1,1.4 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

[6] Điều 69.2, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*