Những quy định mới áp dụng đối với xe ô tô công nghệ

Những quy định mới áp dụng đối với xe ô tô công nghệ

Những quy định mới áp dụng đối với xe ô tô công nghệ

Từ ngày 01/04/2020 Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Nghị định này có một số điểm mới nổi bật, đáng chú ý về hoạt động kinh doanh vận tải; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và các quy định về phù hiệu, logo như: Các phương tiện ô tô được sử dụng để kinh doanh vận tải phải được gắn phù hiệu “XE BUÝT”, “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”,… Đồng thời, quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh hay phù hiệu cũng có một số đổi mới so với trước.

Cũng theo Nghị định trên và Công văn số 1755/VPCP-CN ngày 23/2/2018 của Thủ tướng chính phủ, kể từ ngày 01/04/2020 các ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng sẽ chính thức bị dừng thí điểm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa[1]. Những điểm đổi mới này đã gây nên không ít sự hoang mang, lo lắng cho các tài xế xe công nghệ hiện nay.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích lợi nhuận[2].

Do đó, đối với các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như đã nêu trên (hiện nay trên thị trường có Grab, Be, Go viet,  Emdi, Vato,…) thì phải thực hiện các quy định áp dụng như đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng hơn giữa các loại hình vận tải. Đồng thời có sự tách bạch rõ nét hơn giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải và các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ, kết nối vận tải, hơn nữa lại có thể phát huy được thế mạnh của mỗi bên trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải[3].

– Theo như những quy định nêu trên thì các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hiện nay như Grab, Be, Fastgo,…cần đưa ra một trong hai sự lựa chọn sau đây:

+ Hoặc là các đơn vị trên sẽ lựa chọn làm đơn vị chỉ cung ứng dịch vụ hỗ trợ, kết nối các hoạt động vận tải mà không được không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải; Cụ thể, các đơn vị sẽ chỉ ghi nhận yêu cầu đặt xe của hành khách và chuyển cho đơn vị vận tải là đối tác của mình; thực hiện các hoạt động với vai trò là đơn vị trung gian kết nối, hỗ trợ. Phải cam kết bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu. Đồng thời, chỉ được phép cung cấp phần mềm cho những đơn vị đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô…

+ Hoặc là sẽ tiếp tục đồng thời thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ công nghệ và cả dịch vụ vận tải như hiện nay (quyết định giá cước; trực tiếp điều hành phương tiện, tài xế) nhưng phải thực hiện các quy định áp dụng như đối với một đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe taxi. Các bạn có thể tham khảo bài viết Điều kiện để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi và xe công nghệ của chúng tôi.

Document

Những quy định mới áp dụng đối với xe ô tô công nghệ

+ Trường hợp những xe ô tô dưới 9 chỗ (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe) đang được thí điểm dưới hình thức là xe hợp đồng hoặc đã được cấp phù hiệu là xe hợp đồng trước ngày 01/04/2020, nếu kể từ sau 01/04/2020 vẫn tiếp tục hoạt động dưới hình thức xe hợp đồng thì những xe này phải được xin cấp lại phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và dán (niêm yết) lên kính xe trước ngày 01/07/2020[4]. Đồng thời, các tài xế muốn sử dụng xe ô tô hoạt động dưới hình thức xe hợp đồng thì phải tham gia vào các hợp tác xã vận tải.

+ Trong trường hợp những xe ô tô dưới 9 chỗ (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe) đang được thí điểm dưới hình thức là xe hợp đồng hoặc đã được cấp phù hiệu là xe hợp đồng trước ngày 01/04/2020, nhưng hiện tại muốn chuyển sang hình thức hoạt động là xe taxi thì phải thực hiện thủ tục xin cấp phù hiệu là “XE TAXI” và dán (niêm yết) trên kính xe[5].

+ Các tài xế xe taxi được quyền lựa chọn việc sẽ gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe hay sẽ niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính xe thay vì “quy định cứng” bắt buộc phải gắn hộp đèn “TAXI” trên nóc xe như trước kia[6]. Quy định này được xem là một quy định mang tính tiến bộ của Bộ Giao thông vận tải. Bởi vấn đề này đã gây ra không ít tranh cãi “nảy lửa” về thị phần, cạnh tranh thương mại,…giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống trong suốt thời gian qua.

Một ví dụ thực tế là: Đối với những xe Grabcar hiện nay đang hoạt động dưới hình thức là xe ôtô vận tải hành khách dưới 9 chỗ, sử dụng hợp đồng điện tử, hoạt động không theo tuyến cố định. Theo đó, xe Grabcar hoạt động hợp pháp trong trường hợp này phải được dán 3 tem: phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo của hợp tác xã vận tải (gắn ở cửa xe) và tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe).

Lưu ý: Nghị định 10/2020 về Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2020.

Dịch vụ xin cấp giấy phép vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Những quy định mới áp dụng đối với xe ô tô công nghệ”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Mục 1 Công văn số 1755/2018/VPCP-CN của Thủ tướng chính phủ

[2] Điều 2.3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

[3] Điều 35.2 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

[4] Điều 36.6.(b) Nghị định 10/2020/NĐ-CP

[5] Điều 36.6.(b) Nghị định 10/2020/NĐ-CP

[6] Điều 6.1.(b) Nghị định 10/2020/NĐ-CP

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*