Những khó khăn của Việt Kiều khi có tài sản tại Việt Nam
Những khó khăn của Việt Kiều khi có tài sản tại Việt Nam
Tính từ năm 1990 đến 2015 đã có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Vậy trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài. Lý do định cư ở nước ngoài đa phần là làm việc, học tập, học nghề, được người nhà bảo lãnh, do cuộc di dân vào trước và sau 1975, v.v… Hiện nay, trước khi ra nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ xin visa, giấy mời nhập cảnh, v.v… mà tùy vào từng mục đích nhập cảnh sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tương tự.
Bên cạnh việc chuẩn bị giấy tờ thì thủ tục thanh lý tài sản ở Việt Nam cũng cần phải được quan tâm, đặc biệt là bất động sản. Về vấn đề thanh lý tài sản của khi định cư ở nước ngoài, nhiều gia đình sẽ bán hết tài sản trước khi rời Việt Nam. Nhưng cũng có trường hợp sẽ để tài sản cho người khác trông coi mà đa phần để đảm bảo sự tin tưởng thì sẽ giao cho người thân trông coi thậm chí là ở nhờ. Với thời gian dài định cư ở nước ngoài cùng với những biến động kinh tế-xã hội hiện tại, thì chỉ cần vài năm thậm chí là vài tháng giá bất động sản tại Việt Nam lại có chỉ số giá gia tăng rất cao, trong tháng 6-2022, chỉ số giá đất tăng 86% so với tháng 1-2020. Giá bất động sản có chỉ số tăng giá cao nhất xếp sau đó là vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm. Có thể kể đến những lý do như thị trường, kinh tế, đặc tính đất nước đang phát triển, mục tiêu sở hữu nhà của người dân Việt Nam là một trong những yếu tố khiến giá nhà đất gia tăng không ngừng.
Với giá đất tăng như vũ bão trong khi thực tế lại không tương xứng với thu nhập khiến việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, căn nhà ở Việt Nam để lại sau thời gian định cư tại Mỹ, trong cơn sốt bất động sản lại sinh lời đến không ngờ. Vậy thủ tục bán căn nhà thuộc quyền sở hữu của người Việt định cư ở Mỹ có phức tạp không? Thực tế, nếu xét về thủ tục chuyển nhượng nhà đất thì cũng không hẳn là phức tạp. Các bên đầu tiên sẽ kiểm tra tình trạng đất, giá cả, đặt cọc, công chứng hợp đồng, sang tên, đóng thuế, lệ phí. Đó là những quy trình rất cơ bản nhưng bắt buộc phải có để đảm bảo tính pháp lý, công nhận quyền sử dụng, sở hữu của bên nhận chuyển nhượng. Nhưng mọi chuyện sẽ thật dễ dàng nếu như không có những vấn đề phát sinh, nếu chẳng may người thân trông coi hoặc người được ủy quyền (có lập hợp đồng ủy quyền) không đồng ý bạn bán lại căn nhà ở Việt Nam vì vốn họ đã ở đó rất lâu, có khi đến 10 năm. Hơn nữa, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất cũng do người trông coi giữ. Rủi ro hơn là việc xác lập hợp đồng ủy quyền lại có nội dung quá bao quát bao gồm cả ủy quyền chuyển nhượng nhà đất và nếu việc chuyển nhượng đã hoàn tất thì cần phải xử lý như thế nào.
Bên cạnh khó khăn trên, đây cũng là một trường hợp mà vào giai đoạn những năm đầu của các cuộc di dân người Việt sang Mỹ gặp phải. Người thân khi di cư không may mất tích ở nước ngoài nhiều năm đến hiện tại vẫn chưa có thông tin và lại là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thừa kế là nhà đất tại Việt Nam, nhưng không có bất cứ tin tức nào công nhận mất tích thậm chí có thể đã chết để phân chia di sản thừa kế. Vì không có căn cứ chứng minh nên việc phân chia di sản thừa kế sẽ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục. Trong khi thời hiệu chia thừa kế là 30 năm với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm ở thừa kế theo quy định pháp luật Việt Nam.
Những vấn đề trên chỉ là một trong những khó khăn mà người Việt định cư ở nước ngoài gặp phải mà Luật Nghiệp Thành bắt gặp khi xử lý các vụ việc. Do đó, Luật Nghiệp Thành thấu hiểu nỗi khó khăn và muốn đề cập các nội dung trong bài viết này là để những cộng đồng người Việt ở nước ngoài có ý định hoặc đang định cư nước ngoài hiểu rõ hơn tầm quan trọng khi giải quyết các tài sản tại Việt Nam nhằm nhận thức rõ hơn việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Do đó, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật Nghiệp Thành để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí. Trong trường hợp lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, Luật Nghiệp Thành sẽ nhận thực hiện dịch vụ cho bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGHIỆP THÀNH
Địa chỉ: 136 Đường số 1, Khu Dân cư Phước Kiển, Ấp 5, xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
VPGD: Phòng 21A6, số 12 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 3941 3688 – Hotline: Luật sư Thuận 079.795.8000, Trợ lý luật sư Mr.Cơ 098.499.6971
Email: luatsuthuan@tuvanluat.vn hoặc info@luatnghiepthanh.com
Website: https://tuvanluat.vn