Những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Đứng trước thực tiễn các tranh chấp về quan hệ dân sự trong đời sống, ngày càng diễn ra phổ biến như hiện nay, thì việc các cá nhân hoặc tổ chức nắm vững được các vấn đề cơ bản quy định về thời hiệu khởi kiện là thực sự cần thiết. Bởi lẽ, khi nắm vững các quy định về thời hiệu khởi kiện, cá nhân hoặc tổ chức sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất, trong trường hợp một ngày nào đó chẳng may, không con phương án, lựa chọn nào để giải quyết tranh chấp ngoài việc sử dụng quyền khởi kiện, thì việc nắm bắt cơ bản các quy định thời hiệu khởi kiện đối với các loại tranh chấp thường gặp ở bài viết dưới đây, sẽ giúp cá nhân giảm bớt thời gian khởi kiện, loại trừ được những hao tổn về sức khỏe, tinh thần, và có thể lựa chọn được cho mình phương án khác thích hợp hơn khi đã hết thời hiệu khởi kiện.

  1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định theo Bộ luật dân sự 2015. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Theo quy định của luật, người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu. Trường hợp, pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

+ Thời hiệu khởi kiện về thừa kế[1]:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, thì di sản thuộc về người thừa kế quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

+ Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng:

  • Thời hiệu khởi kiện về yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng/BTHH ngoài hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm[2];
  • Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp[3];
  • Và thời hiệu khởi kiện về thực hiện hợp đồng vận chuyển/hợp đồng thuê tàu là 02 năm kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm[4];

+ Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 237.1(e) Luật thương mại năm 2005;

+ Thời hiệu khởi kiện liên quan đến lĩnh vực hàng hải[5]:

  • Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng;
  • Thời hiệu khởi kiện bồi thường tổn thất do khách hàng chết hoặc tổn hại về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý là 02 năm;
  • Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va là 02 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. Thời hiệu khởi kiện về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khỏe con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới.

+ Thời hiệu khởi kiện vụ án lao động[6]:

Document
  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;
  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể vể quyền là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  1. phải loại vụ việc nào không bị áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không?

+ Ngoài các vụ việc pháp luật quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện thì cũng có một số loại vụ việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện và người khởi kiện, có thể khởi kiện bất cứ lúc nào mà không bị hạn chế về thời gian. Cụ thể các loại vụ việc sau:[7]

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp BLDS 2015 hoặc luật khác có quy định khác;
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định luật dất đai;
  • Trường hợp khác do luật định.
  1. Thời hiệu khởi kiện có được tính lại không?

+ Pháp luật quy định một số trường hợp được tính lại (bắt đầu lại) thời hiệu khởi kiện. Theo quy định của BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện được tính lại trong các trường hợp sau đây[8]:

  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên tự hòa giải với nhau;

+ Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại từ ngày tiếp theo ngày sau ngày xảy ra sự kiện vừa nêu.

Ví dụ: Ngày 10/01 năm 2013 A điều khiển xe máy khi sử dụng chất kích thích, va chạm với ông  B, gây thương tích cho ông B  với 25% sức khỏe. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ông B không khởi kiện BTTH A. Mãi đến ngày 15/03 năm 2016, ông B mới yêu cầu A BTTH, nhưng anh A không bồi thường cho ông B. Ông B quyết định khởi kiện ra Tòa án nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện ra Tòa án. Vì để tránh rắc rối, ngày 26/04 năm 2016 anh A quyết định tự  nguyện bồi thường 05 triệu cho ông B, song ông B không đồng ý với số tiền bồi thường trên. Và trong trường hợp này ông B có quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện đã bắt đầu lại kể từ ngày 26/04 năm 2016.

  1. Để vụ việc khởi kiện không bị hết thời hiệu khởi kiện thì cần lưu ý những gì?

+ Để vụ việc không bị hết thời hiệu khởi kiện thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi lựa chọn phương án khởi kiện, thì cần xác định đúng loại tranh chấp của hai bên thuộc loại tranh chấp nào, từ đó kiểm tra quy định pháp luật ngay từ lúc xảy ra tranh chấp, để  thời hiệu đến lúc nào hết/ hoặc đã hết hay chưa và sử dụng quyền khởi kiện khi thời hiệu vẫn còn;
  • Trường hợp không muốn khởi kiện thì chủ động giải quyết với bên tranh chấp bằng biện pháp thương lượng, hòa giải.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

[1]  Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015

[2] Điều 429, 588  Bộ luật dân sự năm 2015.

[3] Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 SĐBS năm 2010.

[4] Điều 195, 219 Bộ luật hàng hải 2015.

[5] Điều 169, 214, 290  Bộ luật hàng hải 2015.

[6] Điều 202.2 và Điều 207 Bộ luật lao động năm 2012.

[7] Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015.

[8] Điều 157 Bộ luật dân sự năm 2015.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*