Những điểm mới về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón

Những điểm mới về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón

Những điểm mới về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón

Hiện nay, các văn bản liên quan đến quản lý phân bón đã hoàn thiện và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2020 gồm có Nghị định 84/2019 và Luật Trồng trọt 2018. Nghị định mới đã quy định đơn giản hơn các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý phân bón. Việc phân loại và khảo nghiệm phân bón cũng được chú trọng và thay đổi để phù hợp và khả thi hơn.

Luật Nghiệp Thành xin đưa ra những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định này như sau:

  • Một số điểm mới tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón

– Với những sửa đổi ở Nghị định mới, ắt hẳn sẽ khiến không ít doanh nghiệp lo lắng về các loại giấy tờ cấp trước ngày 01/01/2020 liệu có còn giá trị không? Vì vậy dưới đây là một số thay đổi cần lưu ý:

Giấy phép sản xuất phân bónĐược cấp trước ngày 01/01/2020 thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn là ngày 20/9/2021[1] và được cấp lại[2].
Quyết định công nhận phân loại lưu hành tại Việt NamĐược cấp trước ngày 01/01/2020 thì sẽ được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.[3]

Thời hạn: 05 năm.

Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.[4]

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bónĐược cấp trước ngày 01/01/2020 thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn và được cấp lại.[5]

Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ Thực vật [6]

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bónĐược cấp trước ngày 01/01/2020 thì có giá trị tương đương với Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo quy định của Luật này.[7]

Thẩm quyền cấp: Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương[8]

Kết quả khảo nghiệmThực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 108/2017 và thực hiện trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng.

Bên cạnh đó, còn có các điểm mới khác:

– Hiện nay, phân bón được chia thành 3 loại đó là nhóm phân bón hóa học, nhóm phân bón hữu cơ và nhóm phân bón sinh học.[9] Khác với sự phân chia phức tạp ở Nghị định cũ là 9 cách phân loại bao gồm: Phân chia theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất; thành phần hoặc chức năng của chất chính,…. [10]

– Khảo nghiệm phân bón:

+ Có sự thay đổi về các loại phân bón không phải khảo nghiệm:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Khảo nghiệm phân bón được hiểu là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học và hiệu quả kinh tế của phân bón. Thông qua kết quả khảo nghiệm sẽ giúp các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sẽ lựa chọn phân bón đưa vào sản xuất, sử dụng phân bón một cách  hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Còn những loại phân bón không phải khảo nghiệm là những loại đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Và đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đã được tiến hành khảo nghiệm trước đây nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian không cần thiết.

Cụ thể:

Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên.
Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K).
Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học.
Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

+ Loại bỏ thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm.

Các tổ chức, cá nhân không phải thực hiện đăng ký khảo nghiệm phân bón như nộp hồ sơ và phải có văn bản của Cục bảo vệ thực vật cho phép thực hiện khảo nghiệm. Mà quy trình khảo nghiệm phân bón sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.[11]

– Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón[12]

Các quy định kiểm tra chất lượng phân bón trước đây được xem là rườm rà, phức tạp. Việc kiểm tra phải kéo dài ít nhất 11 ngày, trong đó 1 ngày để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và 10 ngày còn lại là từ khi lấy mẫu đến trả kết quả.[13] Quy trình kiểm tra quá nhiều bước, thời gian kiểm tra quá dài và việc chuẩn bị giấy tờ, tài liệu, hồ sơ,…. tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Nắm được những bất cập trên, nên chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng đã được quy định và là một điểm mới đáng chú ý, với thời hạn là 12 tháng, Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng là tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm.[14]

Nhận thấy những điểm mới trên đã giảm thiểu phần lớn khối lượng các thủ tục đăng kí. Như đối với Giấy công nhận phân bón lưu hành hay Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, buôn bán đều không cần phải đăng kí lại mà chỉ cần xin gia hạn; cấp lại.

Bên cạnh đó còn loại bỏ thủ tục đăng ký hồ sơ khảo nghiệm, quy định mới về chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng. Với tinh thần Nghị định 84/2019/NĐ-CP hướng tới đó là nhằm giảm bớt các thủ tục, công đoạn rườm rà, giấy phép con,…Điều đó còn thể hiện qua sự thống nhất một mẫu đơn tại Phụ lục I được ban hanh kèm theo Nghị định. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán phân bón thuận lợi hơn trong các thủ tục hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những điểm mới về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.

[1] ĐIỀU 47.3 NĐ 108/2017

[2] ĐIỀU 83.5 Luật Trồng trọt 2018

[3] ĐIỀU 85.3 Luật Trồng trọt 2018

[4] ĐIỀU 5.3 NĐ 84/2019

[5] ĐIỀU 85.3 Luật Trồng trọt 2018

[6] ĐIỀU 13.1, Mẫu số 10 Phụ lục I NĐ 84/2019

[7] ĐIỀU 85.3 Luật Trồng trọt 2018

[8] ĐIỀU 12.3, ĐIỀU 26.5 NĐ 84/2019

[9] ĐIỀU 3 NĐ 84/2019

[10] ĐIỀU 4 NĐ 108/2017

[11] ĐIỀU 39.4 Luật Trồng trọt 2018

[12] ĐIỀU 21.3 NĐ 84/2019

[13] ĐIỀU 31, 32 NĐ 108/2017

[14] ĐIỀU 21.4 NĐ 84/2019

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*