Người Việt định cư ở nước ngoài có còn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Người Việt định cư ở nước ngoài có còn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Người Việt định cư ở nước ngoài có còn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) là thuật ngữ để chỉ người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người có gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống ở một quốc gia khác với thời gian ổn định, lâu dài. Như vậy, Việt Kiều khi sống ở quốc gia khác thì có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam[1]. Theo đó, Việt Kiều có thể sở hữu nhà ở theo ba hình thức sau[2]

– Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;

– Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

– Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam chỉ được công nhận khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam[3]phải có các loại giấy tờ sau[4]:

– Trường hợp hộ chiếu Việt Nam: phải còn giá trị; có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Trường hợp hộ chiếu nước ngoài: phải còn giá trị; có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam; giấy từ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hay giấy tờ xác nhận có nguồn gốc Việt Nam.

Như vậy, người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài đã sở hữu hay người Việt Nam định cư nước ngoài rồi quay về sở hữu nhà ở tại Việt Nam đều thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở nhưng để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Việt Kiều phải thỏa hai điều kiện: thứ nhất là phải được nhập cảnh; thứ hai là họ phải chứng minh được mình là người mang quốc tịch Việt Nam hoặc có nguồn gốc huyết thống Việt Nam, cũng như xuất trình được hộ chiếu có giá trị pháp lý.

Lưu ý: – Đối với trường hợp được tặng cho nhà ở mà Việt Kiều không thỏa điều kiện để được nhập cảnh vào Việt Nam thì người đó được ủy quyền cho cá nhân khác đang cư trú tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở[5]

– Đối với trường hợp thừa kế mà Việt Kiều là người thừa kế duy nhất mà không đủ điều kiện nhập cảnh thì ủy quyền cho người khác bán, tặng cho. Trường hợp có đồng thừa kế mà có người thuộc hoặc không thuộc diện được sở hữu thì phải lập văn bản thống nhất việc phân chia tài sản[6]

 

Một khi Việt Kiều đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, thì cần phải kiếm người trông coi, bảo quản căn nhà trong khoảng thời gian Việt Kiều quay về nước ngoài. Lúc này, Việt Kiều cần lưu ý hai điều trước khi lập hợp đồng ủy quyền có công chứng:

– Thứ nhất là phạm vi ủy quyền, phạm vi càng rộng thì người ủy quyền càng khó kiểm soát, càng cụ thể thì càng tốt. Giả dụ, Việt kiều chỉ muốn người được ủy quyền trông coi nhà thì ghi rõ vào hợp đồng, người được ủy quyền hoàn toàn không có quyền bán hoặc cho thuê căn nhà này.

– Thứ hai là quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền phải thể hiện rõ ràng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Người đã định cư ở nước ngoài có còn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 7 Luật Nhà ở 2014 và Điều 186.1 Luật đất đai 2013

[2] Điều 8.2.(b) Luật Nhà ở 2014

[3] Điều 8.1 Luật Nhà ở 2014

[4] Điều 5.2 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

[5] Điều 78.2 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

[6] Điều 78.5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*