Người bị mất tích có được hưởng di sản thừa kế hay không?

Người bị mất tích có được hưởng di sản thừa kế hay không?

Người bị mất tích có được hưởng di sản thừa kế hay không?

Việc chia thừa kế là một vấn đề pháp luật rất được mọi người quan tâm, chia làm sao cho chính xác, công bằng và đúng luật. Pháp luật cũng có những quy định rõ ràng về việc chia di sản thừa kế. Vậy một người khi bị mất tích trong lúc mở di sản thừa kế và chia thừa kế thì họ có được hưởng di sản thừa kế không? Bạn đọc hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1.Một người được xem là mất tích khi nào?

Đầu tiên ta phải biết được rằng khi nào được xem là mất tích:

Khi một người biệt tích từ 02 năm trở lên và người thân, người quen, người có quyền, lợi ích liên quan đã áp dụng tất cả, đầy đủ các biện pháp thông báo cũng như tìm kiếm để tìm nhưng vẫn không có tin tức gì về người đó là còn sống hay đã chết. Lúc này nếu có yêu cầu từ người có quyền, lợi ích liên quan thì Toà án tuyên bố là người đó đã mất tích[1].

Bạn đọc tham khảo: Yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

2.Hình thức hưởng di sản có ảnh hưởng gì đến người bị mất tích?

Theo Bộ luật dân sự hiện hành, một người có thể hưởng di sản theo hai cách: hưởng thừa kế theo di chúc, hưởng thừa kế theo pháp luật. Vậy theo từng cách thì người mất tích có đủ điều kiện để được hưởng thừa kế?

*Hưởng thừa kế theo di chúc

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau[2]:

+ Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

+ Nhiều người thừa kế di chúc mà có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân đó sẽ không có hiệu lực.

+ Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế

=> Như vậy từ những thông tin trên ta thấy được khi hưởng thừa kế theo di chúc thì việc mất tích không phải là điều kiện để di chúc không có hiệu lực. Vậy nên nếu hưởng thừa kế theo di chúc thì người mất tích vẫn sẽ được được hưởng thừa kế đúng với phần của họ.

*Hưởng thừa kế theo pháp luật

Hưởng thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau[3]:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong đó thì những người thừa kế cùng hàng thì sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau và chỉ khi nào mà hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết, bị truất quyền, từ chối nhận, không có quyền hưởng thì hàng thừa kế tiếp theo mới được hưởng phần di sản[4].

Vậy khi chia thừa kế theo pháp luật thì người mất tích vẫn được hưởng.

3.Ai quản lý tài sản của người bị mất tích

Khi bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người đang quản lý tài sản của người vắng mặt (tức người vắng mặt bây giờ đã bị tuyên bố mất tích) tại nơi cư trú trước đó sẽ tiếp tục thực hiện việc quản lý tài sản, cụ thể những người đang quản lý này là[5]:

+ Đối với tài sản đã được trước khi mất tích ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý

+ Đối với tài sản chung thì do người có quyền trong việc sở hữu chung còn lại quản lý

+ Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý. Nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Lưu ý: Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý.  Nếu cũng không có thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.[6]

Sau những phân tích trên ta thấy việc mất tích của một người không phải điều kiện để người đó không được hưởng di sản thừa kế theo cả pháp luật lẫn di chúc. Nếu người bị tuyên bố mất tích trở về thì Tòa án sẽ hủy quyết định tuyên bố mất tích và người đó sẽ nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Người bị mất tích có được hưởng di sản thừa kế hay không?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 68.1 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 643 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 651.1 Bộ luật dân sự 2015

[4] Điều 651.2,3 Bộ luật dân sự 2015

[5] Điều 65.1 Bộ luật dân sự 2015

[6] Điều 69 Bộ luật dân sự 2015

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*