Nghĩa vụ nợ có chấm dứt với vợ chồng khi thoả thuận phân chia tài sản chung ?

Nghĩa vụ nợ có chấm dứt với vợ chồng khi thoả thuận phân chia tài sản chung ?

Nghĩa vụ nợ có chấm dứt với vợ chồng khi thoả thuận phân chia tài sản chung ?

Ngày nay, có không ít cặp vợ chồng đã thoả thuận phân chia tài sản sau khi kết hôn. Vì đây là quyền lợi nên các bên có thể lập thoả thuận hoặc không nhất thiết phải thực hiện. Có một vấn đề xoay quanh việc phân chia tài sản chung đó là nghĩa vụ nợ, nếu ban đầu nợ gốc là của chung vợ và chồng. Vậy nếu khi phân chia tài sản chung thành tài sản riêng thì khoản nợ trước đó có bị chấm dứt không? Ai là người phải trả nợ?

Luật Nghiệp Thành sẽ giảp đáp bạn đọc vấn đè trên.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, dù vợ hoặc chồng có xác lập thoả thuận phân chia tài sản thì điều đó cũng không hề làm thay đổi quyền và nghĩa vụ tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.[1]

Sau khi đã phân định tài sản riêng của mỗi bên, lúc này nghĩa vụ phát sinh từ việc sở hữu (bao gồm: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) tài sản riêng đó là nghĩa vụ riêng về tài sản và nghĩa vụ nợ sẽ được thanh toán từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng.[2]

Do đó, khi thoả thuận xác lập bằng văn bản, trong khối tài sản chung sẽ có nêu rõ phần nào là tài sản riêng của vợ, phần nào là tài sản riêng của chồng. Khi cả hai đã đồng ý ký vào thoả thuận, thì phần tài sản riêng nào mà thuộc về nghĩa vụ nợ với người thứ ba thì người sở hữu tài sản riêng đó sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ nợ với người thứ ba.

*Ví dụ minh hoạ:

Do cần vốn để đầu tư kinh doanh online, nên vợ chồng anh A có vay của người bạn B một khoản tiền. Nhưng người chồng mới là người có kế hoạch đầu tư còn người vợ thì công việc chính là kế toán. Mặc dù là vậy nhưng cả hai đều xác lập giao dịch với người bạn B nên nghĩa vụ trả nợ trên là của hai vợ chồng, khoản nợ trên đã trở thành tài sản chung của vợ chồng anh A.  Khoản nợ đó được người chồng sử dụng với mục đích kinh doanh và người vợ không hề can thiệp.

Document

Nhưng nếu cả hai có nhu cầu lập thoả thuận phân chia tài sản chung, trong đó có thoả thuận khoản nợ đó sẽ là tài sản riêng của anh A, thì lúc này anh A là người có nghĩa vụ với tài sản riêng của mình (cụ thể là khoản nợ trên).

Chính vì thế, việc chia tài sản chung không thể chấm dứt nghĩa vụ nợ dù cho là khoản nợ của chung vợ chồng chuyển thành nợ riêng của một bên vợ hoặc chồng.

Bên cạnh đó, các bên cần chú ý việc lập thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu nhằm mục đích để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức thì thoả thuận đó sẽ bị vô hiệu. Cho nên, các bên cần lưu ý thực hiện đúng quy định.[3]

Liên quan đến người thứ ba, tuy việc phân chia tài sản chung của vợ chồng không là vấn đề mà họ cần phải biết. Thế nhưng, bên vợ chồng nên có thông báo cho người thứ ba biết rằng ai sẽ là người có trách nhiệm thanh toán khoản nợ với họ.

Bạn đọc tham khảo các bài viết khác

Tài sản chung nào trong thoả thuận phân chia tài sản sẽ thành tài sản riêng

Mẫu thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Ký kết thoả thuận chế độ tài sản của vợ chồng

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nghĩa vụ nợ có chấm dứt với vợ chồng khi thoả thuận phân chia tài sản chung?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bắng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

 

 

[1] Điều 40.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 44.3, 45.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 42.2.d Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*