Điều kiện để đăng ký thường trú

Điều kiện để đăng ký thường trú

Điều kiện để đăng ký thường trú

Để được pháp luật công nhận sự hợp pháp nơi thường trú mình ở, chúng ta cần đáp ứng đủ hai điều kiện luật định: có chỗ ở hợp pháp và thực hiện đăng ký thường trú.

Cùng Luật Nghiệp Thành phân tích hai điều kiện này nhé!

 

Thứ nhất, điều kiện cần: Chỗ ở hợp pháp

Trường hợp 1[1]: Chỗ ở hợp pháp đó thuộc sở hữu của bạn. Thuộc sở hữu của bạn nghĩa là đất bạn đang ở, nhà bạn đang ở có giấy tờ nhà đất là của bạn (hay còn gọi là sổ đỏ) hoặc các loại giấy tờ chứng minh tương đương (hợp đồng mua bán nhà, giấy chứng nhận ở chung cư…).

Quy định này là điểm khác biệt nổi bật so với Luật Cư trú 2013 rằng, không còn quy định về điều kiện khi đăng ký thủ tục thường trú tại các thành phố trung ương[2]. Theo luật cũ thì bạn phải có chỗ ở và phải ở đó ít nhất là 1 năm. Nhưng đối với Luật Cư trú 2020, bạn chỉ cần đáp ứng bạn có nhà thuộc sở hữu của bạn ở các thành phố trực thuộc trung ương này là bạn đã đáp ứng được điều kiện cần rồi.

Trường hợp 2[3]: Chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của bạn.

Như đã đề cập ở phần phía trên, nếu bạn trú ngụ tại một căn nhà, mà căn nhà đó không phải do bạn đứng tên trên sổ đỏ, thì chỗ ở hợp pháp đó không thuộc sở hữu của bạn. Pháp luật đã đưa ra các quy định về chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của bạn có thể trở thành nơi bạn thường trú, nếu bạn có các mối quan hệ nhân thân về gia đình (vợ, chồng, cha, mẹ, ông, bà,..).

Document

Điều kiện cần để đăng ký thường trú: người nhân thân này đồng ý cho bạn “cùng chung hộ khẩu” với họ thì bạn mới đáp ứng được điều kiện cần là chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình.

Trường hợp 3[4]: Chỗ ở hợp pháp do thuê, mướn, ở nhờ

Điều kiện cần để đăng ký thường trú: có sự đồng ý “cùng chung hộ khẩu” của chủ trọ cho thuê, mướn, ở nhờ. Trường hợp này rất quen thuộc với những người vừa kết thúc thời sinh viên và đi làm tại thành phố theo học khoảng tầm 2 – 3 năm. Hoặc những người xa quê vào thành phố lớn lập nghiệp.

Lưu ý rằng, nhà ở phải có diện tích tối thiểu là 8 m2 sàn/người. Điều này tránh trường hợp đất chật, người đông mà người nào cũng muốn có sổ hộ khẩu tại thành phố lớn (HCM, HN).

Các trường hợp khác[5] như trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa sẽ có nơi thường trú nếu người đứng đầu các trung tâm xã hội giúp đỡ đó đồng ý cho họ ở. Ngoài ra, còn có các trường hợp sống trên thuyền trên sông (thường thấy ở miền Tây), sống trên xe lưu động (nghề biểu diễn xiếc đường phố) thì cần được UBND cấp xã đồng ý. Thêm vào đó, nếu bạn là người của tín ngưỡng và ở trong các chùa chiền, nhà thờ thì cần các Thượng Tọa, Pháp chủ,… đồng ý cho đăng ký thường trú.

Tóm tắt lại điều kiện cần để có tên trong sổ hộ khẩu: có chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở của bạn thì bạn không cần xin, nếu không phải của bạn thì bạn phải xin người ta đồng ý cho ở.

Xem thêm Thủ tục tách, nhập, chuyển sổ hộ khẩu tại đây.

  1. Thứ hai, điều kiện đủ: đăng ký thủ tục thường trú

Khi đáp ứng được điều kiện cần về chỗ ở hợp pháp, điều kiện để được pháp luật thừa nhận chỗ ở của bạn là bạn phải đi đăng ký thủ tục thường trú.

Hãy nhanh chóng làm thủ tục đăng ký thường trú trong năm đầu tiên[6] khi bạn chuyển đến nơi ở mới, và nơi ở này hợp pháp như mình đã đề cập phía trên nhé!

Xem thêm Thủ tục đăng ký thường trú 2021 tại đây.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện để đăng ký thường trú”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Khoản 1, Điều 20 Luật Cư trú 2020

[2] Khoản 1, Điều 20 Luật Cư trú 2013

[3] Khoản 2, Điều 20 Luật Cư trú 2020

[4] Khoản 3, Điều 20 Luật Cư trú 2020

[5] Khoản 4,5,6 Điều 20 Luật Cư trú 2020

[6] Điểm g, Khoản 1, Điều 24 Luật Cư trú 2020

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*