Mức bồi thường khi NLĐ bị tai nạn lao động

Mức bồi thường khi NLĐ bị tai nạn lao động

Mức bồi thường khi NLĐ bị tai nạn lao động

Câu hỏi: Tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, trong thời gian phải nghỉ vì điều trị thì tôi có được nhận khoản bồi thường nào từ công ty do bị tai nạn lao động hay không? Nguyên nhân bị tai nạn hoàn toàn là do lỗi bên gây ra cho tôi. Mong nhận được giải đáp từ Luật sư.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Luật Nghiệp Thành.

1. Trước hết, cần xem xét bạn bị tai nạn có thuộc trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không.

Cụ thể, xét đến trường hợp của bạn thì để hưởng chế độ tai nạn lao động thì việc bị tai nạn phải trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Và mức suy giảm khả năng lao động phải từ 5% trở lên do bị tai nạn như trên thì bạn thuộc mới thuộc trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động.[1]

– Khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý được hiểu là khoảng thời gian đó là thời gian bạn đi làm về cùng với tuyến đường là tuyến đường từ công ty về lại nơi bạn sinh sống.

– Về mức suy giảm khả năng lao động bạn cần thực hiện giám định sau khi thương tật đã được điều trị ổn định và nộp hồ sơ giám định tại Hội đồng y khoa cấp tỉnh. Lưu ý, Doanh nghiệp bạn làm việc sẽ có trách nhiệm giới thiệu bạn tới Hội đồng y khoa làm thủ tục.

Bên cạnh được bồi thường thì bạn cũng sẽ được hưởng các quyền lợi như được thanh toán chi phí y tế, trả đủ tiền lương, trợ cấp một lần hoặc hàng tháng, nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động. Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể tại bài viết Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động

2. Mức bồi thường tai nạn lao động[2]

*Trường hợp được bồi thường: Là khi mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra.

Document

*Nguyên tắc bồi thường:

– Trong lần khám đầu, sẽ bồi thường lần đầu căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động.

– Từ lần thứ hai mà mức suy giảm khả năng lao động tăng lên thì sẽ nhận được bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần đầu.

* Mức bồi thường:

– Suy giảm khả năng lao động từ dưới 80%:

Với suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì sẽ là ít nhất 1,5 tháng tiền lương.

Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

Cụ thể, tính theo công thức:

Mức bồi thường (từ 11% trở lên) = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó, a là Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động

*Ví dụ: Anh A bị tai nạn giao thông trên đường làm về, mà do lỗi của người gây tai nạn cho anh A. Sau khi điều trị thì anh A giám định sức khỏe lần đầu là 40%.

Nên anh A được bồi thường = 1,5 + {(40-10) x 0,4} = 13,5 tháng tiền lương

Lưu ý: Nếu lần thứ hai anh A giám định suy giảm mà mức này tăng lên, ví dụ như anh tăng lên thành 47% thì anh A sẽ tiếp tục được nhận bồi thường là: (47 – 40) x 0,4 = 2,8 tháng tiền lương.

– Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:

Mức được bồi thường là ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

3. Tiền lương làm căn cứ bồi thường để trả cho người lao động bị tai nạn lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy tra tai nạn lao động.[3]

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động. Nếu là người lao động trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức bồi thường khi NLĐ bị tai nạn lao động

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[2] Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

[3] Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*