Lương Gross nghĩa là gì?
Có bao giờ bạn nghe qua thuật ngữ “lương gross” chưa và có bao giờ bạn tính toán tất cả tiền lương hằng tháng của bạn khi chưa tính đóng bảo hiểm bắt buộc, thuế TNCN,… là bao nhiêu. Hiện nay không ít doanh nghiệp đang thỏa thuận tiền lương với NLĐ về việc trả lương gross. Vậy lương gross cụ thể là gì? Mời bạn đọc cùng với Luật Nghiệp Thành tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1.Khái niệm lương gross?
Lương gross là một khái niệm rất phổ biến khi đi làm nhưng không được quy định trong các văn bản pháp luật. Cụ thể đây là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực kinh tế được các doanh nghiệp sử dụng khi thỏa thuận về tiền lương với NLĐ.
“Gross” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tổng nên ta có thể hiểu nôm na lương gross là tổng thu nhập mỗi tháng của NLĐ, trong đó bao gồm cả lương cơ bản và các như: khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền hoa hồng… mà chưa trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và nộp thuế TNCN (nếu có tính).
=> Như vậy ta có thể nói rằng lương gross sẽ cao hơn lương thực tế mà NLĐ nhận khi đến ngày nhận lương.
2.Cách tính lương thực nhận được từ lương gross
Lương thực tế mà NLĐ nhận được được tính theo công thức sau:
Lương thực tế nhận được (hay còn gọi là lương Net) = Lương gross – Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc – Thuế TNCN (nếu có)
Trong đó:
*Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc = 10.5% tiền lương ( BHXH 8%, BHTN 1%, BHYT 1.5%)[1]
* Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) x Thuế suất[2]
Bạn đọc tham khảo thêm:
Thuế TNCN đối với NLĐ trong doanh nghiệp
Mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN theo luật thuế mới từ năm 2020
Ví dụ: Anh B nhận nhận gross mỗi tháng là 24 triệu đồng/tháng. Thì vậy tháng lương gross của A sẽ bị trừ vào các khoản sau:
– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc = 24 triệu x 10.5% = 2,52 triệu đồng
– Tiền thuế TNCN
Anh A sẽ được giảm trừ như sau[3]:
– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân anh A: 11 triệu đồng/tháng
– Giảm trừ người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/tháng/người (giả sử anh A có 01 người phụ thuộc)
– Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện (giả sử anh A không đóng góp từ thiện, nhân đạo)
Thuế TNCN của anh A là :
Thu nhập tính thuế = 24 triệu – 2,52 triệu – 11 triệu – 4,4 triệu = 6,08 triệu đồng
Thuế TNCN được tính theo bậc sau:
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu x 5% = 250.000 đồng
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 – 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(6.08 – 5) triệu x 10% = 108.000 đồng
Vậy số tiền lương thực tế mà anh A nhận được sẽ là:
24 triệu – 2,52 triệu – (108.000 + 250.000) = 21.122.000 đồng.
3.Nhưng điều cần lưu ý khi nhận lương Gross
Với việc chọn nhận lương gross, NLĐ cần phải chú ý một số vấn đề sau:
+ Chủ động cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến BHXH, BHTN, BHYT và thuế TNCN. Điều này rất quan trọng bởi tỷ lệ đóng bảo hiểm và mức giảm trừ khi tính thuế TNCN có thể bị thay đổi tùy từng thời điểm cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của NLĐ ngoài ra còn để kiểm tra xem là doanh nghiệp có trừ sai cho mình hay không.
+ Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội, mức lương đóng bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền chế độ mà người lao động được chi trả khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… Do vậy người lao động cần kiểm tra xem doanh nghiệp có đóng BHXH đã đúng cho mình chưa để còn thông báo lại.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Lương Gross nghĩa là gì?”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lê Tuấn Huy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 85, 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014
[2] Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
[3] Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 20 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007