Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

Theo pháp luật về chuyển chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu thông thường, không bao gồm những trường hợp bắt buộc chuyển giao thì các chủ thể bắt buộc phải tiến hành lập thành văn bản, gọi là hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao ngoài việc đáp ứng nguyên tắc chung thì còn phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt về hình thức, chủ thể, nội dung của hợp đồng. Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu quy định của pháp luật về các dạng hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.

1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu:[1]

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu (bên chuyển nhượng) chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (bên nhận chuyển nhượng). Theo đó, hợp đồng cần bao gồm những nội dung sau:

– Chủ thể ký kết gồm Bên chuyển nhượng (Bên A) và Bên nhận chuyển nhượng (Bên B). Theo đó, Bên A là chủ sở hữu được xác định trên cơ sở văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; hoặc đã được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng hoặc việc hưởng thừa kế. Ngược lại, Bên B là cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác lợi ích từ nhãn hiệu.

– Đối tượng là quyền sở hữu nhãn hiệu. Đây quyền năng cao nhất khiến bên B sẽ có đầy đủ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, ngược lại bên A mất toàn bộ quyền với đối tượng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Giá chuyển nhượng phụ thuộc vào các yếu tố: kinh phí đầu tư; lợi nhuận thu được do sử dụng; thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ;…

Bạn đọc tham khảo thêm: Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Nhãn hiệu

Document

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hợp đồng li-xăng):[2]

Hợp đồng li-xăng hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, hợp đồng li-xăng bao gồm các nội dung sau:

– Chủ thể ký kết bao gồm Bên chuyển quyền (gọi tắt là bên A) và Bên được chuyển quyền (gọi là bên B). Bên A có thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu; hoặc cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng độc quyền và được phép chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba. Ngược lại bên B có thể cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu được sử dụng, khai thác nhãn hiệu.

– Đối tượng là quyền sử dụng nhãn hiệu, trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó.

– Căn cứ chuyển quyền: Nếu Bên A là chủ sở hữu nhãn hiệu thì cung cấp thông tin về nhãn hiệu, nhóm hàng hóa/dịch vụ, số văn bằng bảo hộ, ngày cấp, thời gian có hiệu lực,….Nếu bên A là người được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp thì phải cung cấp số hợp đồng, tên nhãn hiệu, ngày ký kết; số đăng ký;…. Nếu đây là hợp đồng thứ cấp thì phải ghi rõ tên, ngày ký, phạm vi quyền, thời hạn hợp đồng cấp trên,….

– Phạm vi chuyển quyền: điều kiện giới hạn quyền sử dụng của bên B (độc quyền hoặc không độc quyền); phạm vi nhãn hiệu được sử dụng (toàn bộ hoặc một phần khối lượng bảo hộ); giới hạn hành vi sử dụng của bên được chuyển quyền (được thực hiện toàn bộ hoặc một số hành vi sử dụng).

– Bên cạnh đó, hợp đồng cần lưu ý về các điều khoản sau: Thời hạn hợp đồng, Giới hạn lãnh thổ, Giá và phương thức thanh toán; Sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Giải quyết tranh chấp,…

Tổng kết, nhãn hiệu là đối tượng gắn liền với hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể, từ đó phản ánh được các đặc tính về màu sắc, chất lượng, hương vị,… của hàng hóa, dịch vụ đó trong suy nghĩ và cảm quan của khách hàng. Vì thế hoạt động chuyển quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đều phải đảm bảo rằng việc chuyển giao không gây nhầm lẫn về đặc tính của hàng hóa, dịch vụ trong mắt của khách hàng. Để giải quyết được vấn đề này thì hợp đồng ký kết phải quy định rõ các điều khoản về đối tượng, phạm vi quyền hạn, thời hạn hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và nếu tranh chấp xảy ra thì lựa chọn giữa hòa giải, Tòa án hay Trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển quyền sở hữu bắt buộc phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì mới phát sinh hiệu lực pháp lý; ngược lại hợp đồng chuyển quyền sửu dụng không bắt buộc phải đăng ký mà hiệu lực sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên để hợp đồng có giá trị pháp lý với bên thứ ba thì vẫn phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Vì thế, dù ở hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển giao quyền sử dụng thì các bên ký kết vẫn nên đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để thuận tiện sử dụng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 139, Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

[2] Điều 142, Điều 143, Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*