Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc

Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc
Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc

(Cập nhật bổ sung ngày 10.02.2022)

Hỏi:

Một số nhân viên ở công ty tôi thỏa thuận không đóng BHXH. Cho tôi hỏi công ty tôi không đóng BHXH cho số nhân viên này được không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

NLĐ có quyền được tham gia và hưởng các chế độ BHXH đồng thời NSDLĐ phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ [1].

NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ BHXH và đóng BHXH. Hằng tháng trích từ tiền lương của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH [2].

Do đó, công ty có trách nhiệm phải đóng BHXH bắt buộc cho nhân viên chứ không thể nào thỏa thuận với nhân viên về việc không đóng BHXH. Thỏa thuận này là trái với quy định pháp luật.

Tại sao pháp luật lại quy định NLĐ và NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc? Xuất phát từ lợi ích của NLĐ khi tham gia BHXH: “BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [3].

Document

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, pháp luật đã đặt ra quy định buộc NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ.

Nếu NSDLĐ thỏa thuận với NLĐ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia không đúng mức quy định mà bị khiếu nại có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm [4].

Nếu NSDLĐ chậm đóng, đóng không đủ mức, không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[5].

Nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[6].

Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng cộng với số tiền lãi chậm trả [7].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[8].

Trên đây là nội dung tư vấn của  Luật Nghiệp Thành về Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 28/01/2021

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

 

[1] Điều 18.1 và Điều 19.1 Luật BHXH 2014

[2] Điều 21.1, Điều 21.2 Luật BHXH 2014

[3] Điều 3.1 Luật BHXH 2014

[4] Diều 39.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 39.5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[6] Điều 39.6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 39.10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[8] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*