Trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

Trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

HOWTOTRAINYOUR WORKERS _ (1)

Tình huống: Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ tư vấn. Tôi nghe nói về trách nhiệm của DN trong việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc tại công ty. Vậy pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Việc lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đang làm việc cho công ty. Bất kể nhân viên của công ty bạn có trình độ, tay nghề làm việc như thế nào. Hằng năm, công ty bạn phải lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, dành kinh phí thực hiện và phải báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động[1].

Tuy nhiên, để tạo mọi điều kiện cho NSDLĐ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, kỹ năng nghề cho NLĐ, pháp luật quy định hỗ trợ chi phí bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho NSDLĐ như sau:

1.Điều kiện hỗ trợ

 NSDLĐ sẽ được hỗ trợ chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

– Đóng đủ BHTN theo quy định liên tục từ đủ 12 tháng trở lên.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động

– Không đủ năng lực tài chính để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước có xác nhận của cơ quan thuế.

– Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.Mức phí hỗ trợ

Tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả[2].

Như vậy, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề tốn một phần chi phí của NSDLĐ nhưng pháp luật cũng đã có các chính sách hỗ trợ nếu NSDLĐ đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề sẽ giúp NLĐ làm việc thành thạo hơn. Từ đó, giúp đạt được hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho NSDLĐ.

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm tuỳ vào các mức[3]. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[4].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về Thanh tra lao động và Chủ tịch UBND các cấp [5].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 20/10/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 09/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 60 Bộ luật Lao động 2019

[2] Quyết định 17/2021/QĐ-TTg

[3] Điều 14.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 48, 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*