Phạt tiền, cắt lương trong xử lý kỷ luật lao động

Phạt tiền, cắt lương trong xử lý kỷ luật lao động

Hỏi:

Công ty tôi có một số nhân viên thường xuyên đi trễ, về sớm, không tuân thủ thời gian làm việc. Cho tôi hỏi, công ty tôi có được cắt lương để những nhân viên đó sợ mà không tái phạm hay không?

Trả Lời:

xu-phat-di-muon

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, việc phạt tiền, cắt lương NLĐ thay việc xử lý kỷ luật lao động là hình thức bị cấm[1].

Nguyên tắc này được đặt ra nhằm tránh việc NSDLĐ lạm dụng việc xử lý kỷ luật lao động vì lý do kinh tế. Đồng thời, bảo vệ thu nhập cho NLĐ, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc xử lý kỷ luật đối với đời sống của NLĐ và gia đình.

Do đó, công ty bạn không được phép cắt lương NLĐ khi NLĐ thường xuyễn đi trễ, về sớm.

Công ty chỉ được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ trong 04 hình thức luật định sau[2]:

Document

+ Khiển trách.

+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

+ Cách chức.

+ Sa thải.

Do đó, công ty cần căn cứ vào nội quy lao động để lựa chọn hình thức xử lý kỷ luật phù hợp, tránh áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cắt lương NLĐ.

Nếu NSDLĐ dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho các hình thức xử lý kỷ luật lao động phù hợp do pháp luật qui định đối với NLĐ mà bị khiếu nại có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm và buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ[3]. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[4].

Thẩm quyền xử phạt bao gồm Chủ tịch UBND các cấp; Thanh tra lao động[5].

Bài viết có thể tham khảo thêm: Tranh chấp xử lý kỷ luật trái pháp luật

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phạt tiền, cắt lương trong xử lý kỷ luật lao động”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp

Ngày cập nhập, bổ sung: 19.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Ngày cập nhật, bổ sung lần hai: 11.02.2022

Người bổ sung: Lê Tiến Thành

[1] Điều 127.2 BLLĐ 2019

[2] Điều 124 BLLĐ 2019

[3] Điều 19.3(b),4 NĐ 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 6.3 NĐ 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 48, 49 NĐ 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*