Đóng BHXH cho người lao động làm việc tại nước ngoài
Người lao động làm việc theo HĐLĐ đều thuộc đối tượng đóng BHXH. Vậy đã bao giờ bạn tự thắc mắc rằng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài liệu có phải đóng BHXH như làm việc tại Việt Nam hay không?
Câu trả lời là có. Theo pháp luật Việt nam, mặc dù NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nhưng bản chất họ phải có một hợp đồng tồn tại với tổ chức có chức năng có thể đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thường có 4 trường hợp như sau[1]:
- Hợp đồng với DN, tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (1)
- Hợp đồng với DN nhận thầu, trúng thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài (2)
- Đi theo diện thực tập, nâng cao tay nghề (3)
- Đi theo HĐLĐ cá nhân (4)
Do đó, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam. Mức đóng BHXH trong trường hợp này được chia thành 2 trường hợp cụ thể[2]:
NLĐ đã từng tham gia BHXH | NLĐ chưa từng tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã từng tham gia mà đã hưởng BHXH 1 lần | Áp dụng | |
Mức đóng | Mức tham gia BHXH bằng 22% mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. | Mức tham gia BHXH bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở.
| Trường hợp (1), (3), (4) |
NLĐ đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. DN, cá nhân, tổ chức đưa NLĐ làm việc ở nước ngoài: 17% tiền lương tháng vào quỹ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất. | Trường hợp (2) | ||
Ví dụ | Trước khi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có mức lương đóng BHXH là 5.000.000 đồng thì mức lương 5.000.000 đồng sẽ được làm căn cứ để tính BHXH cho NLĐ khi làm việc ở nước ngoài là 5.000.000 X 22% = 1.100.000 đồng | Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Như vậy NLĐ phải đóng là 1.490.000 x 2 x 22% = 655.6000 đồng |
Vậy NLĐ đóng BHXH như thế nào? Có 2 cách đóng BHXH cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Cách 1 là đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Cách 2 là NLĐ có thể đóng thông qua doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đã đưa mình đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ có thể lựa chọn đóng BHXH 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng 1 lần theo thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, NLĐ trong trường hợp này lại không phải đóng BHYT[3]. Khi đi làm việc ở nước ngoài mà nhập cảnh về nước và đóng BHYT trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh thì thời gian tham gia BHYT trước đó sẽ được tính là thời gian tham gia BHYT (thời gian làm việc ở nước ngoài sẽ không tính vào thời gian tham BHYT). Giả sử tính từ thời gian NLĐ chưa đi làm việc ở nước ngoài mà tham gia BHYT là 2 năm cộng với việc khi về nước NLĐ nhập cảnh và tham gia BHYT trong 30 ngày. Thì thời điểm về nước nhập cảnh NLĐ vẫn được tính 2 năm tham gia BHYT trước khi đi làm việc ở nước ngoài là tham gia BHYT liên tục 2 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về đóng BHXH cho người lao động làm việc tại nước ngoài.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Trần Thị Duyên
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 2.2 NĐ 115/2015
[2] Điều 85 Luật BHXH 2014; Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
[3] Điều 2.1 NĐ 105/2014