Lao động nữ trong ngày “Đèn đỏ” được hưởng gì?

Lao động nữ trong ngày “Đèn đỏ” được hưởng gì?

Lao động nữ trong ngày “Đèn đỏ” được hưởng gì?

 

Mỗi khi đến “chu kỳ” tâm sinh lý của chị em thường thay đổi một cách thất thường, có người nội tiết tố thay đổi làm nổi mụn, nhọt, đau nhức cơ thể, có người tâm trạng trở nên nóng giận thất thường và dù như thế nào thì trong giai đoạn kinh nguyệt cũng mang đến cho phụ nữ sự mệt mỏi, nặng nề. Để bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ trong giai đoạn nhạy cảm trên, hiện nay, không chỉ có ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đang áp dụng những quy định như trên. Điển hình như Italy đang cho phép phụ nữ nghỉ phép 3 ngày trong một tháng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tại Việt Nam pháp luật đã quy định một số điều luật về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ và đặc biệt đáng chú ý là trong Nghị định mới ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 pháp luật đưa ra vấn đề trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian lao động nữ có “đèn đỏ” mà trước đây chưa từng để cập đến.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp bạn đọc một số thông tin hữu ích sau:

  1. Quy định của pháp luật:

Thứ nhất, thời gian nghỉ trong “ngày đèn đỏ”.

Cụ thể, việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ trong thời gian hành kinh được quy định như sau[1]:

–  Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.

– Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Bên cạnh đó, trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Xử lý vi phạm[2]: Theo quy định nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì đối với hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh bên vi phạm sẽ bị xử phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền tối đa là 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Đối với hành vi vi phạm của tổ chức theo quy định sẽ bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân[3].

Thứ hai, hưởng chế độ nếu gặp tại nạn.

Lao động nữ được hưởng chế độ tai nạn lao động trong thời gian nghỉ làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc nếu bị tai nạn. Đây được xem là tai nạn lao động và thuộc điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó, pháp luật quy định cụ thể như sau[4]:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

Thứ ba, từ 1-2-2021, lao động nữ đi làm ngày ‘đèn đỏ’ được nhận thêm lương.

Đây là nội dung mới khá nổi bật trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019. Theo quy định thì từ ngày 01-02-2021, lao động nữ không có nhu cầu nghỉ ngày “đèn đỏ” và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.

Bên cạnh đó, trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo theo hợp đồng lao động, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.[5]

Có thể được hiểu là, lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ (không nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc mỗi ngày, tối thiểu 03 ngày/tháng) thì ngoài việc được hưởng nguyên lương ngày đó sẽ được nhận thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ với điều kiện là:

–  Lao động nữ chủ động không nghỉ.

– Người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm.

Như vậy, nếu người lao động muốn làm trọn ngày nhưng người sử dụng lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả thêm tiền lương cho người lao động.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Lao động nữ trong ngày “Đèn đỏ” được hưởng gì?

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung: ngày 10/02/2022

Người bổ sung: Bùi Thị Như

[1] Điều 80.3.a Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[2] Điều 28.2.d Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 45.1.a Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

[5] Điều 80.3.c Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*