Làm sao để lấy lại nhà khi đã cho người khác ở nhờ?

Làm sao để lấy lại nhà khi đã cho người khác ở nhờ?

Làm sao để lấy lại nhà khi đã cho người khác ở nhờ?

Tình huống: Anh A sở hữu hai căn nhà tại Quận 3 và Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Anh A đang sinh sống tại Quận 3. Năm 2019 anh A cho người thân là chị B ở nhờ tại Quận Gò Vấp, có làm văn bản ở nhờ nhưng không quy định thời hạn. Tới nay, anh A muốn lấy lại nhà cho người khác thuê. Anh A làm thế nào để có thể lấy lại được nhà khi đã cho chị B ở nhờ?

Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Hướng dẫn chủ sở hữu đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ

Cách 1: Thông báo cho người ở nhờ biết[1]

– Trường hợp thời hạn hết, thì đòi lại ngay lập tức;

– Trường hợp không thỏa thuận thời hạn, thì xác định trả lại nhà khi bên mượn đã đạt được mục đích;

– Trường hợp chủ sở hữu muốn lấy lại nhà với nhu cầu đột xuất, cấp bách thì phải thông báo cho người ở nhờ một thời gian hợp lý để người ở nhờ sắp xếp dọn đi;

– Trường hợp người ở nhờ sử dụng không đúng mục đích thì chủ sở hữu có quyền đòi lại ngay lập tức.

Document

Nếu người ở nhờ cương quyết từ chối dọn đi thì chủ sở hữu tiến hành cách số 2.

Cách 2: Hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã[2]

Do tính chất của tranh chấp về đất đai, nhà ở có tính phức tạp, nên tránh mất thời gian thì chủ sở hữu nên tiến hành hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án.

– Chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà đang tranh chấp, gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục thửa đất; giấy tờ cho người khác ở nhờ; căn cước công dân của người yêu cầu.

– Việc hòa giải sẽ được lập thành biên bản có chữ ký của hai bên và được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận xem tranh chấp có hòa giải thành hay không. Nếu không hòa giải thành, thì chủ sở hữu tiến tới cách 3.

Cách 3: Khởi kiện đến Tòa án

– Chủ sở hữu chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện; Căn cước công dân; Giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hợp đồng; văn bản cho ở nhờ,….);

– Người cho ở nhờ đóng tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án cấp huyện theo Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án, trừ trường hợp được miễn. Sau đó, mang biên lai cho Tòa án và Tòa án tiến hành thụ lý;

– Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, trường hợp phức tạp thì tối đa thêm 02 tháng. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, người cho ở nhờ có thể tiếp tục cung cấp các chứng cứ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Nếu không hòa giải thành, Tòa án sẽ tiến hành xét xử và thi hành bản án, quyết định.

 

Như vậy, trong tình huống trên, anh A muốn lấy lại nhà tại Quận Gò Vấp đột xuất, cấp bách thì phải thông báo trước cho chị B một khoảng thời gian hợp lý từ 1 tuần đến 1 tháng, tạo cơ hội để chị B tìm nơi cư trú mới. Nếu chị B từ chối dọn đi và có ý chống đối, anh A sẽ gửi đơn yêu cầu đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà tranh chấp để tiến hành hòa giải. Nếu không thành, thì gửi đơn trực tiếp tới Tòa án để khởi kiện. Tuy nhiên, anh A cần lưu ý trong quá trình xảy ra tranh chấp cho đến khi bản án có hiệu lực thi hành, anh A tuyệt đối không tự mình di chuyển, đập phá tài sản, đồ đạc trong nhà; thuê người hâm dọa buộc chị B rời khỏi nhà.

 

Thực tế cho thấy, những tranh chấp liên quan đến vụ án đòi lại nhà cho ở nhờ rất phổ biến và phần thắng bên phía chủ sở hữu nhà cũng rất cao. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian, tiền bạc, công sức trong việc “hầu tòa” thì chủ sở hữu vẫn nên lập một bản hợp đồng, giấy tay hoặc văn bản xác nhận việc cho người khác ở nhờ, và chấm dứt nhanh chóng ở bước hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, mà không cần khởi kiện đến Tòa án. Tuy nhiên, văn bản xác nhận cho người khác ở nhờ không được thương lượng về giá cả, nếu không sẽ thay đổi bản chất của hợp đồng cho ở nhờ khiến cách giải quyết đòi lại nhà có sự khác biệt.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm sao để lấy lại nhà khi đã cho người khác ở nhờ?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 499 Bộ luật dân sự 2015

[2] Điều 202 Luật đất đai 2013

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*