Kiểm tra hàng hóa bằng mã vạch có chính xác hay phân biệt hàng hóa bằng mã vạch có chính xác hoàn toàn?
Trên thị trường tiêu dùng hiện nay xuất hiện nhan nhãn các loại sản phẩm, hàng hóa bị giả mạo, kém chất lượng, gây nhiều lo ngại cho người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất. Nắm bắt được điều này, cho nên hiện tại bên cạnh nhãn mác, giá cả,…thì nhà sản xuất cũng có sự chú trọng hơn đối với việc in ấn mã vạch nhằm tăng thêm sự tin cậy về chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa.
Mã vạch là gì?
Mã vạch được hiểu là một dãy số, dãy vạch được in ấn, thể hiện trên bao bì hàng hóa mà máy móc có thể “quét được”. Khi cần biết thông tin chi tiết về sản phẩm, hàng hóa nào đó như nguồn gốc xuất xứ, giá cả, đặc điểm…khi đang mua sắm thì người tiêu dùng, người mua hàng có thể quét sản phẩm qua máy quét mã vạch, mọi thông tin về sản phẩm sẽ được thể hiện trên màn hình.
Hiện tại, các thông tin về sản phẩm mà mã vạch có thể cung cấp là: Xuất xứ hàng hóa, tên doanh nghiệp sản xuất, lô sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa, các thông tin về kích thước sản phẩm,…
Tuy nhiên mã vạch không phải lúc nào cũng thể hiện chính xác xuất xứ của hàng hóa. Công ty có trụ sở ở nước này có thể đăng ký mã vạch với một tổ chức thành viên GS1 của nước khác, khi gán mã vạch của họ đã đăng ký ở nước khác lên sản phẩm do họ sản xuất trong nước, sẽ dẫn đến hiện tượng đầu mã quốc gia của mã vạch không thể hiện đúng nước xuất xứ của hàng hóa. Ví dụ: một số công ty ở Việt Nam có thể đăng ký mã UPC của Mỹ, các doanh nghiệp thuộc quốc gia chưa có tổ chức GS1 thành viên, có thể đăng ký với GS1 toàn cầu ở Bỉ. Sản phẩm họ sản xuất ra có xuất xứ tại nước họ, nhưng đầu mã số mã vạch lại là của Mỹ hoặc Bỉ.
Với công dụng nêu trên thì mã vạch được mọi người xem như là một “chứng minh thư” của sản phẩm, nó giúp chúng ta phân biệt một cách nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau cũng như nhận biết được sản phẩm nào là hàng giả, hàng kém chất lượng.
1) Các loại mã vạch thông dụng trên thị trường hiện nay
Loại mã vạch | Dấu hiệu nhận biết | Phân loại | Hình ảnh mã vạch |
Mã vạch 1D | Loại mã vạch này còn được gọi là mã vạch một chiều. Dấu hiệu nhận biết đặc thù của chúng là bởi hình dáng bao gồm những vạch dọc được kẻ song song và có độ đậm nhạt khác nhau. | Mã vạch UPC: Đây là dạng mã vạch được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Canada để quét các mặt hàng tiêu dùng trên thế giới. Mã vạch UPC bao gồm nhiều loại mã bổ sung, trong đó có 2 loại mã phổ biến là: UPC-A; UPC-E. | |
Mã vạch EAN: Loại mã vạch này được sử dụng khá phổ biến ở các nước phương Tây. Ưu điểm của mã vạch này đó là bởi tính bảo mật cao của chúng. Mã vạch này có khá nhiều biến thể khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số loại phổ biến như: EAN-8, EAN-13, ISBN, JAN-13, ISSN. | |||
Mã vạch 39: Đây được xem là phiên bản hoàn hảo. Khắc phục được các khuyết điểm của mã vạch UPC và EAN. Điểm nổi bật của nó là không bị hạn chế bởi chiều dài cố định như UPC và EAN. Do đó, Code 39 có thể lưu trữ được một lượng thông tin lớn hơn hẳn. Cũng chính bởi tính linh họat này mà Code 39 được ưa chuộng sử dụng trong các hệ thống bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này có thể sử dụng các chữ hoa, các số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác. |
| ||
Mã vạch 2D | Loại mã vạch này còn được gọi là mã vạch 2 chiều. Hiện nay, để đảm bảo tính bảo mật cao hơn thì mã vạch 2D được ưu tiên sử dụng hơn cả. | Mã QR: Loại mã vạch này có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh (smartphone) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. Ưu điểm của loại mã này là nó có thể đọc thông tin nhanh và tiết kiệm thời hơn hẳn so với các loại mã vạch truyền thống. | |
Mã vạch PDF417: Đây là loại mã vạch được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bưu chính. Các thông tin như văn bản, hình ảnh, các thông tin sinh học liên quan đến cá nhân như: Vân tay, ảnh chân dung và những dữ liệu khác có thể đọc được bởi các thiết bị một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi. |
|
2) Cách để người tiêu dùng có thể tự quét mã vạch trên điện thoại thông minh (Smartphone)
Bên cạnh việc kiểm tra thông tin sản phẩm (check mã vạch tại máy quét mã vạch ở cửa hàng, siêu thị) thì chúng ta còn có thể quét mã vạch thông qua ứng dụng Icheck trên điện thoại. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng (App) Icheck và đăng nhập để tiến hành quét mã vạch:
Lưu ý: Bên cạnh ứng dụng Icheck, mọi người còn có thể sử dụng các phần mềm quét mã vạch phổ biến và uy tín khác hiện nay như: Barcode Việt; QR Barcode Scanner TeaCapps; Redlaser, QR Code Scanner…
Bước 2: Quét mã vạch QR code trên sản phẩm bằng cách dùng camera chiếu vào mã QR hoặc có thể nhập dãy số gồm 13 chữ số trên sản phẩm:
Ví dụ: Muốn kiểm tra thông tin của sản phẩm nước muối XISAT, chúng ta thực hiện như sau:
Thông tin sản phẩm sẽ được hiện thị trên màn hình bao gồm: Hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá cả sản phẩm, xuất xứ, doanh nghiệp sản xuất, đánh giá của người tiêu dùng:
3) Phân biệt hàng giả – hàng thật bằng mã vạch có chính xác 100%?
Chắc hẳn hầu hết mọi người trong chúng ta đều nghĩ rằng các sản phẩm hàng nhái, hàng giả thì thường ít được nhà sản xuất chú trọng đến bao bì, mẫu mã hay thiết kế mã vạch trên sản phẩm, cho nên việc kiểm tra thông tin sản phẩm bằng phần mềm quét mã vạch có thể đưa đến thông tin chính xác 100% cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phần mềm, công cụ kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua mã vạch thì các “gian thương” cũng không ngần ngại sử dụng những thủ đoạn tinh vi hơn trong việc sản xuất sản phẩm. Từ kiểu cách, hình dáng, mẫu mã, màu sắc, thậm chí là cả mã vạch (mã code) đều được sao chép (copy) giống với sản phẩm thật (sản phẩm chính hãng) gần như đến 100%.
Do đó, để có thể đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình, tránh “tiền mất tật mang” khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bên cạnh việc kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua việc quét mã vạch, mọi người cần chú ý đến các loại hóa đơn, chứng từ đi kèm; tem nhãn chống hàng giả; thông tin nhãn phụ bằng tiếng Việt (thông tin sản phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt) đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; thông tin sản phẩm trên sản phẩm cần được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, không mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ; hình thức của sản phẩm như độ bóng, thiết kế tỉ mỉ, độ sắc cạnh của các đường viền sản phẩm, logo sản phẩm, vỏ bao bì phải được in ấn, thiết kế rõ ràng, không bị lu mờ,…
Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Kiểm tra hàng hóa bằng mã vạch có chính xác hoàn toàn?”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Võ Thị Minh Thương.
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.