Không vay nhưng bị công ty tài chính khủng bố điện thoại thì phải làm gì?

Không vay nhưng bị công ty tài chính khủng bố điện thoại thì phải làm gì?

Không vay nhưng bị công ty tài chính khủng bố điện thoại thì phải làm gì?

Tình huống: Mấy hôm nay tôi luôn bị công ty tín dụng điện đến yêu cầu tôi nhắc nhở và yêu cầu tôi trả giúp anh B số tiền vay tín dụng ở họ vì đã quá hạn. Tuy nhiên, tôi không quen biết anh B, tôi đã giải thích rõ ràng với họ, nhưng nhân viên cứ tiếp tục điện thoại liên tục, quấy rối, nhắc nhở nhiều lần trong ngày làm tinh thần tôi cứ thấy điện thoại là sợ. Thực tế tôi không đi vay, và cũng không quen biết anh B, làm thế nào để tôi chứng minh cho công ty tín dụng đó để người ta không điện thoại khủng bố tinh thần tôi nữa?

Ảnh minh họa: Internet

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Hiện nay hình thức cho vay tiêu dùng ngày càng phổ biến, quy trình đơn giản (dễ dàng hơn đi vay ngân hàng), điều kiện để cho vay không phức tạp (thông thường chỉ cần CMND/CCCD, thông tin liên lạc người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…) là có thể vay. Tuy nhiên, lãi suất vay và hoạt động thu hồi nợ lại rất hà khắc. Thông thường hoạt động thu nợ bằng cách điện thoại “nhắc nhở” người vay, nếu không điện được, sẽ điện trực tiếp “khủng bố” người thân, đồng nghiệp, bạn bè để yêu cầu họ nhắc nhở người vay.

Vậy gọi điện thoại “khủng bố” để nhắc nhở, đòi nợ người thân, bạn bè của người vay để thu hồi nợ có vi phạm pháp luật không?

Theo pháp luật hiện hành quy định về hình thức thu hồi nợ của công ty tài chính, yêu cầu như sau[1]:

– Cho phép sử dụng các biện pháp đốc thúc trả nợ (email, điện thoại, tin nhắn,…) nhưng không được sử dụng những nội dung đe dọa.

– Các biện pháp đốc thúc trả nợ được quy định cụ thể như sau:

+Không được điện thoại, gửi email, tin nhắn,… quá 05 lần/1 ngày;

+Thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận nhưng chỉ được nằm trong khoảng thời gian từ 7h00 đến 21h00.

Document

– Không được nhắc nợ đối với những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, đồng nghiệp, bạn bè,… của người đi vay.

Ảnh minh họa: Internet

 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không phải là người đi vay. Vì vậy, công ty tài chính đó không có quyền “khủng bố”  gọi điện thoại, nhắn tin hay liên lạc với bạn dưới hình thức nào để nhắc nhở hay gửi thông tin thu hồi nợ của người vay đó cho bạn. Hơn nữa, việc gọi điện thoại quá nhiều lần trong một ngày để ép buộc người thân, đồng nghiệp của người vay để yêu cầu trả nợ là bất hợp pháp.

Vậy khi bị khủng bố điện thoại, tin nhắn từ công ty tài chính cần làm gì?

Đối mặt với những hợp như trên, Luật Nghiệp Thành xin đưa ra một số giải pháp nhanh có thể áp dụng:

– Bạn nên giải thích ngắn gọn về vấn đề mình không quen biết người vay và không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân của mình cho đối phương. (Bạn nên ghi âm lại cuộc gọi để làm bằng chứng).

– Liên hệ với công ty tài chính đó, và yêu cầu công ty không tiếp tục quấy rầy người không có nghĩa vụ trả nợ, nếu không sẽ gửi đơn tố cáo.

– Gửi đơn tố cáo cho thanh tra, cơ quan giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh về trường hợp của bạn, để cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Những công ty tài chính khi khủng bố đòi nợ (điện thoại, tin nhắn,…) sẽ bị xử lý  ra sao?

Ảnh minh họa: Internet

Công ty tài chính sử dụng các thông tin liên lạc của người không có nghĩa vụ trả nợ vào sai mục đích (yêu cầu trả nợ thay, nhắc nhở trả nợ,…) sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.[2]

Các nội dung sai phạm cụ thể:

– Thu nhập, xử lý và sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích;

– Sử dụng những thông tin của người khác nhằm đe dọa, quấy rối, vu khống ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.

Bạn đọc tham khảo Mức lãi suất công ty cho vay tài chính tiêu dùng

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Không vay nhưng bị công ty tài chính khủng bố điện thoại thì phải làm gì?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 7(1)(đ) Thông tư 18/2019/TT-NHNN

[2] Điều 102(3) Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*