Hưởng BHYT khi điều trị ngoại trú và nội trú
Trong chúng ta ắt hẳn có ít nhất một lần đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đến nơi khám chữa bệnh đúng tuyến, vì các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh mới phù hợp và kịp thời trong việc trị chữa một số loại bệnh phức tạp. Hơn nữa, quy định hưởng BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến có đề cập đến điều trị nội trú. Vậy điều trị nội trú là như thế nào và cả điều trị ngoại trú là gì? Mức hưởng BHYT như thế nào điều trị không đúng tuyến. Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề này nhé.
Điều trị nội trú là gì?[1]
Điều trị nội trú được hiểu là khi người đó có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám chữa bệnh hoặc có giấy chuyển viện (từ cơ sở khám chữa bệnh này đến cơ sở khám chữa bệnh kia).
Còn điều trị ngoại trú là gì?[2]
Ngược lại, điều trị ngoại trú là người bệnh không cần điều trị nội trú hoặc là khi người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và cần điều trị tiếp sau khi ra khỏi bệnh viện.
Hưởng BHYT khi khám bệnh trái tuyến
Hiện nay, người có thẻ BHYT nếu đi khám chữa bệnh không đúng tuyến thì quy định về mức hưởng như sau:[3]
Bệnh viện tuyến trung ương | 40% chi phí điều trị nội trú |
Bệnh viện tuyến tỉnh | 100% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 01/01/2021) |
Bệnh viện tuyến huyện | 100% chi phí khám, chữa bệnh |
Do đó, có thể hiểu nếu BHYT của bạn đã đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu là là tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương thì khi đi khám bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì là không đúng tuyến. Nên dựa theo bảng trên, bạn sẽ được hưởng mức như trên.
Do vậy, ta có thể thấy chỉ với duy nhất trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến ở bệnh viện tuyến huyện thì bạn vẫn sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh dù là điều trị nội trú hay ngoại trú.
Cần chú ý BHYT chỉ chi trả cho bạn trong trường hợp bạn điều trị nội trú tại Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Qũy BHYT sẽ thanh toán chi phí điều trị nội trú lần lượt với tỷ lệ 100% và 40% mức hưởng đúng tuyến.[4] Để xác định điều trị nội trú thì bạn phải có giấy chuyển viện.
Cần lưu ý tùy vào từng đối tượng thuộc diện nào mà sẽ hưởng 100%, 95%, 80% với từng trường hợp hưởng đúng tuyến.[5]
Nên những ai mà chỉ đến điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương (không đúng tuyến) thì sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.
Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể tại Quy định về mức hưởng BHYT khi KCB vượt tuyến/trái tuyến
Vì vậy, bên cạnh việc có BHYT thì bạn cũng cần biết qua các quy định về mức hưởng để nắm rõ quyền lợi, không bị hiểu nhầm và cũng không để đánh mất quyền lợi của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Hưởng BHYT khi điều trị ngoại trú và nội trú”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Người hương dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
[2] Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
[3] Điều 1.15 sửa đổi, bổ sung Điều 22.3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT 2014
[4] Điều 1.15 sửa đổi, bổ sung Điều 22.6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT 2014
[5] Điều 1.15 sửa đổi, bổ sung Điều 22.1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT 2014