Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

Tình huống thực tế hoàn trả chi phí đào tạo nghề: Ông Hải có làm việc cho công ty Giáo Dục Khải Hoàng theo HĐLĐ có thời hạn là 3 năm kể từ ngày 23/01/2014, đồng thời lúc đó ông cũng ký kết hợp đồng đào tạo với công ty và cam kết sẽ làm việc tại công ty ít nhất là 3 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng đào tạo, nếu nghỉ việc trước hạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo là 110.932.000 đồng. Sau đó, ông Hải có ký tiếp với công ty PL hợp đồng đào tạo cam kết làm việc cho công ty thêm 1 năm nữa nếu không phải hoàn trả thêm cho công ty số tiền lương được tăng từ khi được lên cấp (tăng thêm 3 triệu/ tháng). Tuy nhiên, đến 3/11/2015, ông Hải viết đơn xin nghỉ việc bằng thư điện tử gửi đến công ty và từ lúc này ông Hải không đến công ty làm việc. Công ty đã nhiều lần mời ông Hải lên Phòng lao động và thương binh xã hội Quận 1 nhưng ông không hợp tác và ngày 23/1/2014 công ty đã khởi kiện ông Hải ra tòa với yêu cầu[1]:

Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

  • Hoàn trả chi phí đào tạo 110.932.000 đồng.
  • Trả tiền lương đã được tăng hàng tháng tổng cộng là 36.000.000 đồng.
  • Bồi thường ½ tháng lương tương đương với 2.150.000 đồng.

Phản biện của ông Hải đối với các yêu cầu của công ty: Đồng ý với yêu cầu bồi thường ½ tháng tiền lương là 2.150.000 đồng. Còn những yêu cầu còn lại công ty đưa ra ông Hải đều không chấp thuận. Đối với việc hoàn trả chi phí đào tạo tiền lương tăng thêm ông cho rằng việc đào tạo này là việc đào tạo hàng năm của công ty cho nhân viên, công ty không có bằng chứng cụ thể về các khoản thu chi nên không có cơ sở hoàn trả.

Ngày 10/11/2016, tòa án sơ thẩm đưa ra phán quyết của tòa án về tranh chấp nêu trên:

  • Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của công ty Khải Hoàng đối với ông Hải.

Bình luận:

Ở tình huống trên tranh chấp xảy ra về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và bồi thường chi phí đào tạo. Nếu các bạn theo dõi các bài viết lao động trên web tuvanluat.vn chắc hẳn bạn cũng hình dung ra được các tranh chấp lao động thường xảy ra trong quan hệ lao động. Ở bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ đi vào tranh chấp liên quan đến chấm dứt HĐLĐ trái luật dẫn đến hoàn trả chi phí đào tạo lỗi từ NLĐ. Từ tình huống trên, ta bắt đầu phân tích các dữ kiện như sau:

Ông Hải và công ty ký kết HĐLĐ có thời hạn là 3 năm là phù hợp với quy định của BLLĐ[2]. Trong quá trình làm việc, công ty có đào tạo nghề cho ông Hải và ký kết HĐ đào tạo nghề với nội dung ông Hải cam kết làm việc cho công ty trong vòng 3 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng là đúng quy định pháp luật[3]. Như vậy, dựa trên HĐLĐ và trên sự cam kết của ông Hải thì ông Hải phải làm việc cho công ty Khải Hoàng đến 23/1/2017. Tuy nhiên, ngày 3/11/2015 ông Hải gửi đơn xin nghỉ việc bằng thư điện tử và chính thức nghỉ từ ngày này mà không tiến hành thông báo cho công ty theo thời hạn quy định là trái luật. Đối với HĐLĐ mà ông Hải đã giao kết với công ty là HĐLĐ xác định thời hạn. Theo quy định, đối với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ thì ông Hải phải báo trước cho công ty ít nhất 30 ngày[4]. Theo đó, ông Hải đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Căn cứ theo quy định về NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì NLĐ phải có nghĩa vụ bồi thường cho NSDLĐ ½ tháng tiền lương; bồi thường cho NSDLĐ số tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);  hoàn trả chi phí đào tạo (nếu NSDLĐ có đào tạo NLĐ thông qua HĐ đào tạo)[5].Vì ông Hải chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước cho công ty Khải Hoàng mặt khác ông Hải cũng được công ty tổ chức đào tạo nghề cho nên Ông Hải phải có nghĩa vụ thực hiện tất cả các nội dung vừa nêu trên do hành vi vi phạm của mình. Chi phí đào tạo ở đây là các khoản mà NSDLĐ bỏ ra để đào tạo NLĐ làm việc cho chính mình như tài liệu học tập, người giảng dạy, máy móc, thiết bị, tiền lương… phục vụ cho việc học, đào tạo NLĐ. HĐ đào tạo phải được lập thành văn bản rõ ràng và giao cho các bên thực hiện[6]. Trong HĐ đào tạo có quy định về thời hạn cam kết làm việc cho NSDLĐ sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo[7]. Đây là điều khoản quy định bảo vệ NSDLĐ khi NLĐ không thực hiện đúng như cam kết trong HĐ đào tạo. Ở đây, ông Hải phải hoàn trả cho công ty Khải Hoàng 110.932.000 đồng là chi phí để công ty đào tạo ông Hải từ một người không có chuyên môn trở thành giáo viên anh ngữ. Ngoài ra, trong thời gian đào tạo nghề theo PL hợp đồng đào tạo, công ty trả lương cho ông Hải mỗi tháng tăng 3 triệu đồng được xem là chi phí đào tạo mà ông Hải có nghĩa vụ hoàn trả. Do đó, công ty Khải Hoàng yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo là 110.932.000 đồng và số tiền lương tăng thêm mỗi tháng 3.000.000 đồng đối với số tiền công ty đã bỏ ra đào tạo ông Hải là hợp lý.

Thực tế, khi làm việc cho NSDLĐ mà NSDLĐ có tổ chức đào tạo nghề thì NLĐ được hưởng lợi rất lớn khi không phải bỏ tiền ra đóng học mà lại vẫn được NSDLĐ trả lương trong thời gian này. Bạn có thể tham khảo bài viết “Lương trong thời gian học nghề, tập nghề”. Mục đích đào tạo là để NLĐ có thể làm việc cho NSDLĐ hiệu quả và lâu dài. Nhưng đa phần, NLĐ khi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo lại không thực hiện đúng cam kết hoặc trốn tránh không về nước đối với trường hợp NSDLĐ cử NLĐ đi đào tạo ở nước ngoài. Lúc này, phần thiệt sẽ thuộc về NSDLĐ khi đã bỏ ra một khoản tiền lớn đào tạo NLĐ  mà không nhận lại được gì. Do đó, BLLĐ đã quy định một cách rõ ràng trách nhiệm của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật có vi phạm về hợp đồng đào tạo nghề,  NLĐ phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho NSDLĐ[8].

Xét về phán quyết của tòa án, dựa vào những phân tích trên, Luật Nghiệp Thành nhận định rằng tòa án đưa ra phán quyết phù hợp với quy định cũng như tính hợp lý trong vụ án này. Công ty Khải Hoàng không yêu cầu ông Hải phải bồi thường tiền lương những ngày tương ứng với thời gian không báo trước cho nên tòa án không xét đến nội dung này trong vụ án.

Từ một tình huống thực tế, chúng ta có thể thấy rằng việc tuân thủ quy định pháp luật lao động là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Do đó các bên cần tìm hiểu các quy định của Luật hoặc nên nhờ những tổ chức, cá nhân am hiểu về luật để được tư vấn các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hoặc khi có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo nghề khi NLĐ không tiếp tục làm việc theo thời hạn cam kết sau đào tạo.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Bản án số 2263/2016/LĐ-ST ngày 10/11/2016 của tòa án nhân dân quận BT, Tp.HCM

[2] Điều 22.1.b BLLĐ 2012

[3] Điều 62.2.d BLLĐ 2012

[4] Điều 37.2.b BLLĐ 2012

[5] Điều 43 BLLĐ 2012

[6] Điều 61.1, 62.1 BLLĐ 2012

[7] Điều 62.2.d BLLĐ 2012

[8] Điều 43.3 BLLĐ 2012

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*