Góp vốn thành lập công ty bằng bí mật kinh doanh?

Góp vốn thành lập công ty bằng bí mật kinh doanh?

Góp vốn thành lập công ty bằng bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động trí tuệ; có khả năng phát sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là bí mật mà doanh nghiệp không muốn tiết lộ ra bên ngoài nhằm giảm bớt yếu tố cạnh tranh từ đối thủ và đem lại lợi ích tối đa cho quá trình vận hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, bí mật kinh doanh có thể trở thành tài sản góp vốn khi thành lập công ty không? Để trở thành tài sản góp vốn thì phải thỏa mãn điều kiện gì? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.

Tài sản góp vốn thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 là tài sản có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Tài sản đó có thể là tiền, vàng, ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ,…[1] Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được nhắc đến có thể là quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Vậy, một bí mật kinh doanh muốn trở thành tài sản góp vốn thì phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Điều kiện chung để một bí mật kinh doanh được bảo hộ bao gồm[2]:

– Đó là thông tin không thuộc sự hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Nó có thể trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động trí tuệ hoặc một thời gian nhất định thì người nắm giữ mới có được;

– Bí mật đó tạo lợi thế cho người nắm giữ so với những người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Lợi thế đó có thể là lợi ích về kinh tế, lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu hoặc các lợi ích khác trong hoạt động kinh doanh của người nắm giữ;

– Người nắm giữ bí mật phải bảo vệ bằng biện pháp cần thiết để nó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bí mật nào cũng thuộc đối tượng được bảo hộ, mà có 4 thông tin thuộc dạng bí mật nhưng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh:[3]

Document

– Bí mật về nhân thân;

– Bí mật về quản lý nhà nước;

– Bí mật về quốc phòng, an ninh, thông tin;

– Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh;

Do đó một bí mật kinh doanh có thể trở thành tài sản góp vốn khi bí mật thuộc đối tượng bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ; do chủ sở hữu hợp pháp thực hiện việc góp vốn; và nó có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Việc định giá phải được các thành viên, cổ đông sáng lập tán thành theo nguyên tắc đồng thuận, hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.[4]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Góp vốn thành lập công ty bằng bí mật kinh doanh?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[3] Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[4] Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*