Giấy phép hoạt động nhà xuất bản

Giấy phép hoạt động nhà xuất bản

Giấy phép hoạt động nhà xuất bản

Xuất bản (trong tiếng Anh gọi là: Publication) là hoạt động tổ chức các nội dung, hình thức, in ấn dưới dạng sách, báo, tạp chí, để đông đảo công chúng có thể tiếp cận được. Hoạt động xuất bản được xem là một họat động chứa đựng sự sáng tạo, truyền bá ý tưởng văn hóa và là ngành không thể thiếu trong hoạt động lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa của con người.

Về khía cạnh pháp lý, xuất bản được hiểu là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử[1].

Trong cuộc sống thực tế, chúng ta thường xuyên được tiếp cận với thông tin nhà xuất bản được in trên sách, báo hay tạp chí hoặc là nghe nói đến các nhà xuất bản Chính trị quốc gia, nhà xuất bản Kim đồng… Tuy nhiên, có bao giờ chúng ta thắc mắc về việc các nhà xuất bản sẽ được thành lập như thế nào và cần những điều kiện gì?

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp các bạn đọc có mối quan tâm hiểu rõ và nắm bắt những thông tin hữu ích trên.

1. Điều kiện cấp phép hoạt động nhà xuất bản:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu. Để thành lập nhà xuất bản trước tiên cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây[2]:

  •  Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
  • Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
  •  Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định.

Theo đó, để thành lập nhà xuất bản đối tượng có nhu cầu cần có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản; trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc; có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.[3]

  • Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Luật xuất bản 2012 đã giới hạn những đối tượng có quyền thành lập nhà xuất bản[4]. Cụ thể:

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Như vậy, để thành lập nhà xuất bản các cơ quan, tổ chức có nhu cầu cần phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể, tổ chức hoạt động, nhân sự, điều kiện và chiến lược hoạt động nhà xuất bản theo quy định pháp luật.

  1. Quy định về giấy phép thành lập nhà xuất bản:

Đối tượng đủ điều kiện có nhu cầu thành lập nhà xuất bản cần làm thủ tục xin cấp phép hoạt động nhà xuất bản, hồ sơ gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ (tên mẫu đơn, mẫu tờ khai) đề nghị cấp phép bao gồm[5]:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (Tải mẫu tại đây) (lưu cuối bài viết)
  2. Đề án thành lập nhà xuất bản (Tải mẫu tại đây) và các giấy tờ chứng minh đảm bảo có đủ các điều kiện quy định. Cụ thể[6]:
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
  • Bản trích sao quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của ngành hoặc địa phương;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hoặc tương đương;
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản;
  • Văn bản chứng minh về nguồn vốn dự kiến cấp cho nhà xuất bản hoặc giấy tờ tương đương.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.[7]

  1. Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về giấy phép, điều kiện hoạt động nhà xuất bản:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, nhà xuất bản có hành vi vi phạm về giấy phép, điều kiện hoạt động nhà xuất bản phải chịu các mức hình thức xử lý khác nhau như:

Phạt tiền:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản; vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của nhà xuất bản[8].
  • Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản[9].
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các nội dung sau đây mà không có giấy phép cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản; thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản; thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản[10].

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Bên cạnh chế tài phạt tiền đối với hành vi thành lập nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép. Đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như[11]:

  • Buộc thu hồi xuất bản phẩm.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Thẩm quyền xử phạt: Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra Thông tin và Truyền thông cấp Sở và các cơ quan ban ngành có liên quan theo quy định[12].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Giấy phép hoạt động nhà xuất bản”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

 

 

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản:

Mẫu số 01 – Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014

Document

của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN

TẾN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/…… (nếu có)  ……, ngày…….. tháng…….năm…….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

 

 

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

Căn cứ nhu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,………(2) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép thành lập Nhà xuất bản…………………………………………………………………………. với thông tin như sau:

Tên nhà xuất bản dự kiến thành lập:…………………………………………………………………………

Tên giao dịch tiếng Anh:…………………………………………………………………………………………

Trụ sở của nhà xuất bản:…………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:……………………… Fax:………………………… Email:……………………………………..

Tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản:…………………………………………..

Đối tượng phục vụ của nhà xuất bản:………………………………………………………………………..

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động nhà xuất bản sau khi được cấp giấy phép.

Kèm theo đơn này gồm: Đề án thành lập nhà xuất bản và các tài liệu liên quan ghi trong Đề án./.

Nơi nhận:

– Như trên;

Lưu: VT,….

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC

(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Đề án thành lập nhà xuất bản

Mẫu số 02 – Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

 

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)

TÊN CQ, TC ĐỀ NGHỊ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

……, ngày…… tháng…… năm……

ĐỀ ÁN

Thành lập nhà xuất bản (1)

  1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (cơ quan chủ quản):

– Trụ sở (địa chỉ): …………………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: ………………………………….  Fax: ……………………………………………………………..

– Loại hình tổ chức của cơ quan chủ quản (loại hình thuộc một trong các đối tượng được thành lập nhà xuất bản quy định tại Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết thi hành);…………………………….

– Tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan chủ quản: ………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Sự cần thiết phải thành lập nhà xuất bản (nêu rõ lý do, nhu cầu phải thành lập nhà xuất bản và mức độ phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của toàn quốc, của ngành, địa phương)

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tên nhà xuất bản: (tên tiếng Việt và tiếng Anh) ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản thành lập:

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Đối tượng phục vụ chủ yếu của nhà xuất bản:………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Xuất bản phẩm chủ yếu xuất bản:……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Trụ sở của nhà xuất bản do cơ quan chủ quản cấp:

– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

– Tổng diện tích sử dụng:…………………………………………………………………………………………

  1. Họ tên của những người được dự kiến bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản:

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:………………………………………………………………………………

– Tổng biên tập:……………………………………………………………………………………………………..

– Phó Giám đốc (nếu có):………………………………………………………………………………………..

– Phó Tổng biên tập (nếu có): ………………………………………………..

  1. Loại hình tổ chức của nhà xuất bản (ghi rõ loại hình công ty theo quy định của pháp luật hoặc đơn vị sự nghiệp công lập)……………………………………………………………………………………………………..
  2. Tổng số vốn cơ quan chủ quản cấp cho nhà xuất bản:…………………………………. (VND)

– Bằng tiền:………………………………………………………………………………………………………….. (VND)

Trong đó:

+ Vốn từ ngân sách nhà nước cấp:………………………………………………………………………………

+ Vốn thuộc sở hữu của cơ quan chủ quản:………………………………………………………………….

– Tài sản cố định:……………………………………………………………………………………………………………

– Hình thức khác…………………………………………………………………………………………………………….

  1. Danh sách dự kiến biên tập viên của nhà xuất bản
TTHọ và tênNăm sinhGiới tínhDân tộcHộ khẩu thường trúQuốc  tịchChức vụ, nơi làm việc hiện tạiTrình độĐã được khen thưởng hoặc bị kỷ luật mức cao nhất   (nếu có)
Chính trịNgoại ngữVăn hóaChuyên môn nghiệp vụ
Trình độHình thức đào tạoTrình độHình thức đào tạoTrình độHình thức đào tạo
1
2
3
4
5
 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

 

Chú thích:

(1) Đề án được lập thành bộ (quyển) gồm các nội dung trên và các giấy tờ kèm theo dưới đây:

 -Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

– Bản trích sao quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của ngành hoặc địa phương;

 -Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hoặc tương đương;

– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản;

– Văn bản chứng minh về nguồn vốn dự kiến cấp cho nhà xuất bản hoặc giấy tờ tương đương.

 

[1] Điều 4 Luật xuất bản 2012.

[2] Điều 13 Luật xuất bản 2012; Điều 19 Khoản 3 luật Số: 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

[3] Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP và Điều 1.3 Nghị định 150/2018/NĐ-CP.

[4] điều 12 luật xuất bản 2012.

[5] Điều 14.1.a Luật xuất bản 2012.

[6] Điều 13 Luật Xuất bản và Điều 8 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP

[7] Điều 14.2 Luật xuất bản 2012.

[8] Điều 22.3 Nghị định 119/2020 NĐ-CP.

[9] Điều 22.7 Nghị định 119/2020 NĐ-CP

[10]  Điều 22.2 Nghị định 119/2020 NĐ-CP.

[11] Điều 22.8 Nghị định 119/2020 NĐ-CP.

[12]Chương IV Nghị định 119/2020 NĐ-CP.

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*