Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, hoặc thức ăn đã qua chế biến như các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. Việc sản xuất thức ăn chăn nuôi là quá trình thực hiện để làm nên những sản phẩm như đã nêu ở trên. Mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể là sản xuất thức ăn chăn nuôi với mục đích tiêu thụ nội bộ, không kinh doanh, và cũng có thể là sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, theo đơn đặt hàng.

Đối với, trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi với mục đích tiêu thụ nội bộ, thì việc sản xuất này không nhằm mục đích thương mại, không có yếu tố kinh doanh nên sẽ không cần phải có Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (không có quy định nào yêu cầu cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ cần phải có Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi).

Trong khi đó, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại bao gồm cả sản xuất thức ăn truyền thống cụ thể là sản xuất thức ăn chăn nuôi để trao đổi, mua bán trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận trước khi được lưu thông trên thị trường thị một trong các yếu tố cần phải có đó là Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi[1].

Hiện nay, có nhiều người cũng muốn xây dựng xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại với mục đích kinh doanh  nhưng vì không đủ kiến thức về pháp luật nên chưa biết làm thế nào để có được Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ở bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về những hồ sơ, thủ tục trình tự thực hiện ra sao, để xin cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

1) Hồ sơ chuẩn bị[2]:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu[3];

– Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nội dung chủ yếu là thể hiện những thông tin như môt tả địa điểm, diện tích của nhà xưởng; máy móc, trang thiết bị và hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn lao động. Bản thuyết minh thực hiện theo mẫu[4]

– Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở chăn nuôi.Thông thường các quy trình kiểm soát như kiểm soát chất lượng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát, kiểm soát bao bì vật dụng chứa nguyên vật liệu và thành phẩm; kiểm soát quá trình sản xuất và thành phẩm;

– Đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn  nuôi tuyền thống và nguyên liệu đơn thì cần phải xây dựng một bản tóm tắt về quy trình sản xuất thức ăn;

2) Nơi nộp hồ sơ[5]:

– Đối với trường hợp xin cấp Giấy phép lần đầu thì nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi muốn xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

3) Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận:

Tùy theo mỗi cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mà pháp luật có mỗi trình tự cấp Giấy phép khác nhau, trong trường hợp này thì có 2 loại cơ sở sản xuất: một là cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và hai là cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống như sản xuất, sơ chế, chế biên theo đơn đặt hàng.

Document

1) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp[6]:

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp là cơ sở sản xuất với quy trình phức tạp, kỹ lưỡng để tạo nên những loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tối ưu hơn cho vật nuôi nên giá thành bán ra cũng cao hơn và về mặt yêu cầu trang thiết bị, kỹ thuật cao hơn nên trình tự cấp giấy phép cũng khó hơn.

Bước 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

– Sau khi nộp hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận cụ thể là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc.

+ Nếu hồ sơ chưa đạt được yêu cầu, thì cơ quan chức năng sẽ thông báo về việc bổ sung hoàn thiện hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong vòng 20 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập một đoàn đánh giá để kiểm tra điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất đó.

Bước 2: Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập một đoàn đánh giá có ít nhất là 3 người và phải có trình độ chuyên môn về thức ăn chăn nuôi và phải được qua khóa huấn luyện về đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất chăn nuôi do Cục chăn nuôi tổ chức. Trong đó cần phải có một người trưởng đoàn với điều kiện là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

– Nếu không đáp ứng được yêu cầu, thì trong vòng 6 tháng kể từ khi đoàn đánh giá ra biên bản, chủ sở hữu cơ sở sản xuất được khắc phục, sửa chữa để hoàn thiện và gửi báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiến hành thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế;

– Đối với trường hợp đạt yêu cầu, thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho chủ cơ sở sản xuất đó.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho chủ cơ sở sản xuất biết.

2) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng[7]

Sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống là việc sử dụng những nguyên liệu từ nông nghiệp trải qua những giai đoạn sơ chế, chế biến đơn giản đã cho ra thành phẩm. Với quy trình sản xuất khá đơn giản và không yêu cầu yếu tố kỹ thuật cao nên trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng dễ hơn so với trình tự ở trên. Cụ thể:

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ của chủ cơ sở sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Sở sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;

– Nếu không đạt yêu cầu thì chủ cơ sở sẽ được thông báo để bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Ta có thể thấy, đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống thì không có thủ tục đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi. Vì vậy thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống khá đơn giản.

Để tránh gặp bất lợi khi đoàn đánh giá tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện thực tế tại cơ sở sản xuất thì chủ cơ sở cần lưu ý một số điều kiện của sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi[8]:

Địa điểm cơ sở sản xuất nằm ở khu vực thông thoáng, sạch sẽ không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại. Dễ hiểu rằng vì đây là khâu sản xuất thức ăn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại, nếu nằm trong những vùng độc hại thì sẽ có những tác hại lớn sau này khi những thức ăn được cung cấp cho các con vật nuôi;

– Cần xây dựng khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, tức là cần phải xây dựng một chuỗi dây chuyền sản xuất mang tính liên tục một chiều từ lúc nhập nguyên liệu vào cho đến khi ra thành phẩm để tránh các nguy cơ nhiễm chéo lẫn nhau giữa các khâu sản xuất;

– Có dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cần phải sạch sẽ, dễ vệ sinh, không phôi nhiễm các chất độc hại tránh gây ảnh hưởng đến thức ăn;

– Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;

– Vì là thức ăn chăn nuôi nên rất dễ có các con trùng gây hại xuất hiện như mối mọt vì vậy các cơ sở sản xuất cần phải có biện pháp phòng chống, xử lý các mối nguy hại này;

–  Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường và cần có phòng hoặc thuê phòng thí nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

– Nhân viên kỹ thuật trong cơ sở cần phải có trình độ đại trở lên về một trong các chuyên ngành có liên quan như chăn  nuôi, thú y, thực phẩm, công nghệ sinh học…

– Và lưu ý quan trọng trong tất cả các loại hình kinh doanh là cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường, phương án xử lý chất thải tránh gây ô nhiếm đến môi trường xung quanh.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Văn Trình.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Khoản 3 Điều 32 Luật Chăn Nuôi 2018

[2] Khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[3] Mẫu số 01.TACN Phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[4] Mẫu 02.TACN phụ lục I Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[5] Khoản 1 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[6] Điểm b, Khoản 3, Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[7] Điểm c, Khoản 3, Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

[8] Điều 38 Luật Chăn Nuôi 2018

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*