Giành quyền nuôi con khi có nhiều con chung

Giành quyền nuôi con khi có nhiều con chung

Giành quyền nuôi con khi có nhiều con chung

Câu hỏi: Tôi và vợ có ý định ly hôn và tôi đang định nộp đơn ly hôn giành quyền nuôi con. Vì hiện tại chúng tôi có 3 đứa con, 5 tuổi, 13 tuổi và 19 tuổi. Dựa vào đâu thì tôi mới được quyền nuôi con? Mong được giải đáp.

Luật Nghiệp Thành giải đáp vấn đề của bạn như sau:

Vấn đề ai sẽ là người chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì trước khi yêu cầu Toà án giải quyết, hai vợ chồng bạn có thể thoả thuận, đưa ra quyết định chung. Hai bên nên đưa ra phương án tốt nhất cho con hoặc có thể hỏi ý kiến của con sẽ muốn ở với ai để giải quyết vấn đề trong hoà bình. Tuy nhiên, nếu vẫn không đồng tình thì bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề con chung như bạn đã đề cập.[1]

Cụ thể, Toà án sẽ dựa vào các vấn đề sau để phân định ai là bên trực tiếp nuôi dưỡng:

1.Quyền lợi mọi mặt của con

2.Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện). => Bạn có thể tham khảo bài viết về Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

3.Con đủ 07 tuổi trở lên thì được xem xét nguyện vọng.

Quyền lợi mọi mặt của con được đề cập sẽ đi liền với điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người bố hoặc mẹ.

Document

Cụ thể, nếu bạn muốn giành quyền trực tiếp nuôi con bạn cần chứng minh:

– Thứ nhất, bạn có đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đó là các vấn đề như: đầy đủ về mặt tài chính, chỗ ở ổn định, việc làm ổn định, có thể chăm sóc con sau khi kết thúc công việc, có thời gian giáo dục con cái, tạo điều kiện để con được học tập, vui chơi, giải trí cho con. Tạo được môi trường sống lành mạnh cho con. Không có lối sống đồi truỵ hay bị kết án. Toà án sẽ căn cứ các vấn đề trên để quyết định người cha, người mẹ nào có thể đảm bảo đầy đủ quyền lợi mọi mặt cho con.

– Thứ hai, cần chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện chăm sóc con, lưu ý rằng chứng minh nên có bằng chứng cụ thể. Như là chứng minh về mặt vật chất, chẳng hạn như bên kia sẽ không có đủ tiền bạc để có thể chăm sóc con lo các phí như học tập, sinh hoạt, giải trí cho con. Cụ thể là thông tin về khoản thu nhập thực tế.

Nếu bên kia thật sự có vấn đề về mặt tâm lý, như các vấn đề có lối sống không lành mạnh sẽ trở tấm gương xấu cho con, đã từng có các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con. Có các vấn đề về tâm thần mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hoặc có thể có hành động xúi giục, ép con làm những việc trái đạo đức, pháp luật. Bạn có thể lấy bằng chứng qua lời khai người thân thích, hàng xóm, hoặc sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh sống.

Nếu bạn có các bằng chứng chứng minh bên còn lại có các vấn đề về vật chất hoặc tinh thần thì bạn có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền cha, mẹ đối với con.[2]

– Thứ ba, xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi.

Bạn có hai đứa con 13 tuổi và 19 tuổi nên nguyện vọng của hai cháu sẽ được tham khảo.

Bạn có thể tham khảo bài viết Quyền nuôi con khi lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi

=> Do đó, dựa vào các vấn đề trên mà Toà án sẽ phân định sao cho hợp lý người nào được quyền nuôi con trực tiếp, người không nuôi con trực tiếp thì phải cấp dưỡng.[3] Trường hợp cả hai đều đáp ứng đủ điều kiện thì mỗi người sẽ được nuôi con dựa theo điều kiện của mỗi bên có được.

Với đứa con 19 tuổi vì đã đủ 18 tuổi nên bên không trực tiếp nuôi sẽ không có nghĩa vụ cấp dưỡng. Lúc này, phía cha hoặc mẹ muốn cấp dưỡng hay không sẽ do cha mẹ quyết định, không còn là nghĩa vụ phải thực hiện.

Bạn tham khảo cụ thể thêm tại bài viết này Nuôi con đủ 18 tuổi khi cha mẹ đã ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Giành quyền nuôi con khi có nhiều con chung”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

 

 

[1] Điều 81.2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*