Gia công hàng hóa không có hợp đồng bằng văn bản

Gia công hàng hóa không có hợp đồng bằng văn bản

Hỏi:

Công ty tôi nhận gia công giày dép đơn hàng nhỏ với những công ty khác. Vì hoạt động quy mô nhỏ, nên các hợp đồng chúng tôi đều trao đổi qua điện thoại cho nhanh. Tôi nghe nói hợp đồng gia công phải được ký bằng văn bản, nhờ luật sư tư vấn giúp vấn đề trên.

Trả lời:

Gia công hàng hóa không có hợp đồng bằng văn bản

Gia công hàng hóa không có hợp đồng bằng văn bản

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Công ty bạn làm như vậy là chưa đúng theo quy định. Công ty bạn hoạt động  gia công giày dép;đối với hoạt động gia công, pháp luật có yêu cầu về hình thức giao dịch giữa các bên phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như mail, điện báo, telex,… để ghi nhận quá trình trao đổi và xác thực giao dịch đang hiện hữu tránh trường hợp tranh chấp giữa các bên gặp phải khi giao dịch lại không có bằng chứng chứng minh[1].

Công ty bạn tiến hành thỏa thuận hợp đồng bằng lời nói đã không tuân thủ hình thức của hợp đồng gia công. Do đó, hợp đồng có thể bị vô hiệu do không tuân thủ theo luật về hình thức và công ty bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề này.

Ngoài ra, trong lĩnh vực gia công, các ngành nghề bị cấm kinh doanh sẽ không được tiến hành gia công hàng hóa. Vì vậy công ty bạn cần chú ý hoạt động gia công của công ty mình để tránh bị vi phạm.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Mức xử phạt vi phạm hành chính nàyđược áp dụng cụ thể như sau[2]:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa trong thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng cấm, hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm (hộ kinh doanh). Nếu là tổ chức vi phạm (doanh nghiệp) sẽ áp dụng mức phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm.[3]

Ngoài các hình phạt trên, cơ quan thanh tra có thể áp dụng biện pháp bổ sung như tịch thu tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra (áp dụng cho trường hợp hành vi gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh).

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Quản lý thị trường, UBND các cấp hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt[4].

Trên đây là bài tư vấn của Luật Ngiệp Thành liên quan đến vấn đề gia công hàng hóa.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 179 Luật thương mại 2005

[2] Điều 76 NĐ 98/2020

[3] Điều 4.4 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[4] Chương 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*